Dây Cóc Bảy Lá (Aganope thyrsiflora (Benth.) Polhill.)

1 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Chi(genus)

Aganope

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Aganope thyrsiflora (Benth.) Polhill.

Danh pháp đồng nghĩa

Derris thyrsiflora Benth.

Dây Cóc Bảy Lá (Aganope thyrsiflora (Benth.) Polhill.)

Dây cóc bảy lá thuộc dạng dây leo thành bụi mọc rạp xuống hoặc cây gỗ nhỏ, nhánh cây to, có 5-9 lá chét, phiến lá có màu lục sẫm, dai, thuôn hay thuôn ngọn giáo, gốc lá tròn, đầu lá nhọn hoặc tù. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Aganope thyrsiflora (Benth.) Polhill.

Tên đồng nghĩa: Derris thyrsiflora Benth.

Tên gọi khác: Cóc kèn chùy dài.

Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).

Hoa của cây Dây cóc bảy lá
Hoa của cây Dây cóc bảy lá
Cây dây cóc bảy lá
Cây dây cóc bảy lá

1.1 Đặc điểm thực vật

Dây cóc bảy lá thuộc dạng dây leo thành bụi mọc rạp xuống hoặc cây gỗ nhỏ, nhánh cây to, có 5-9 lá chét, phiến lá có màu lục sẫm, dai, thuôn hay thuôn ngọn giáo, gốc lá tròn, đầu lá nhọn hoặc tù, chiều dài phiến lá khoảng từ 10 đến 15cm, chiều rộng khoảng từ 3,5 đến 7cm. Mặt lá rất nhẵn, cuống chung khoảng từ 10 đến 25cm, cuống phình lên và có màu nâu ở gốc.

Hoa có màu trắng hoặc hồng, nhiều hoa tạo thành một chùy rộng, hoa mọc ở nách hay ngọn lá, chiều dài cụm hoa khoảng 12 đến 35cm, có khi lên đến 60cm, phủ một lớp lông nhung.

Quả thuôn, dài khoảng 5 đến 10cm, rộng từ 25 đến 30mm, bóng láng, có 2 cánh rộng 3-8mm.

Mỗi quả gồm 1-3 hạt, hạt thuôn, có dạng giống hình thận, chiều dài khoảng 15mm, chiều rộng khoảng 9mm.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật
Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ, rễ cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Dây cóc bảy lá được tìm thấy ở các khu vực như Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Tại nước ta, cây được tìm thấy ở những khu vực rừng còi vùng đồng bằng.

Thời kỳ ra hoa từ tháng 5 đến tháng 6, thời kỳ đậu quả từ tháng 8 đến tháng 11.

Cây dây cóc bảy lá
Cây dây cóc bảy lá

2 Thành phần hóa học

Dây cóc bảy lá chứa rotenone, được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc trừ sâu. Rotenone có hiệu quả đối với nhiều loại sâu bệnh làm vườn, chẳng hạn như rệp và sâu bướm, và cũng có hiệu quả đối với các ký sinh trùng bên ngoài cơ thể như ve, chấy, bọ chét và ruồi. Các nhà khoa học cho rằng, độc tính của Dây cóc bảy lá không có hiệu quả đối với rệp giường, gián, côn trùng vảy và nhện đỏ.

Rotenone có thể được tìm thấy ở nhiều bộ phận khác nhau của cây, nhưng thường có nhiều nhất ở vỏ cây, đặc biệt là rễ. Vỏ cây có thể được sấy khô và nghiền thành bột để sử dụng làm thuốc diệt côn trùng.

Cây đùng dể làm duốc cá
Cây đùng dể làm duốc cá
Dây cóc bảy lá chứa rotenone
Dây cóc bảy lá chứa rotenone

3 Tác dụng của cây Dây cóc bảy lá

3.1 Tác dụng dược lý

Dây cóc bảy lá chứa rotenone và đã được sử dụng theo truyền thống như một loại thuốc độc cho cá. Rotenone giết chết hoặc làm choáng cá tạo điều kiện để đánh bắt cá một cách dễ dàng, cá sau khi tiếp xúc với hoạt chất này vẫn có thể dùng để làm thức ăn được.

Rotenone được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là nguy hiểm ở mức độ trung bình. Hoạt chất này có độc tính nhẹ đối với con người và các động vật có vú khác, nhưng cực kỳ độc đối với nhiều loài côn trùng (do đó được sử dụng làm thuốc trừ sâu) và sinh vật thủy sinh, bao gồm cả cá. Độc tính cao hơn này ở cá và côn trùng là do rotenone ưa béo dễ dàng được hấp thụ qua mang hoặc khí quản, nhưng không dễ dàng qua da hoặc Đường tiêu hóa. Liều gây tử vong thấp nhất đối với trẻ em là 143 mg/kg, nhưng tử vong ở người do ngộ độc rotenone rất hiếm vì tác dụng kích ứng của nó gây nôn. Tuy nhiên, cố ý nuốt phải rotenone có thể gây tử vong.

Hợp chất này phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và thường có hoạt động trong sáu ngày trong môi trường.

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

Vỏ thân của Dây cóc bảy lá được dùng để làm duốc cá. Rễ cây cũng có độc nhưng so với các loài Cóc kèn khác thì độc tính kém hơn, chủ yếu dùng làm thuốc diệt sâu bọ.

Cây dùng làm thuốc diệt sâu bọ
Cây dùng làm thuốc diệt sâu bọ

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Cóc kén chùy dài, trang 574. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Dây Cóc Bảy Lá (Aganope thyrsiflora (Benth.) Polhill.)

Tabo - K
Tabo - K
1.050.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633