Dây Cổ Rùa (Dây Khai - Coptosapelta flavescens Korth. var. dongnaiensis Pierre)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Gentianales (Long đởm)

Họ(familia)

Rubiaceae (Cà phê)

Chi(genus)

Coptosapelta

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Coptosapelta flavescens Korth. var. dongnaiensis Pierre

Dây Cổ Rùa (Dây Khai - Coptosapelta flavescens Korth. var. dongnaiensis Pierre)

Dây cổ rùa thuộc dạng dây leo, chiều dài khoảng từ 5 đến 7 mét. Cành tròn có màu nâu sẫm, những cành khi còn non có phủ một lớp lông, sau nhẵn. Lá cây mọc đối, cuống rất ngắn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Coptosapelta flavescens Korth. var. dongnaiensis Pierre

Tên gọi khác: Dây khai, Dây vàng hoan, Dây họng trâu.

Họ thực vật: Rubiaceae (Cà phê).

1.1 Đặc điểm thực vật

Dây cổ rùa thuộc dạng dây leo, chiều dài khoảng từ 5 đến 7 mét. Cành tròn có màu nâu sẫm, những cành khi còn non có phủ một lớp lông, sau nhẵn.

Lá cây mọc đối, cuống rất ngắn, phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình trứng, chiều dài khoảng từ 4,5 đến 11cm, chiều rộng từ 2,5 đến 6cm. Gốc lá tròn, đầu lá nhọn, mặt trên của lá có màu xanh lục, mặt dưới có màu rất nhạt. Các gân lá có phủ lông, lá kèm rụng sớm.

Cụm hoa mọc thành xim ở đầu cành, chiều dài mỗi cụm hoa khoảng từ 6-8cm, có lông. Hoa của cây Dây cổ rùa có màu vàng, mùi thơm hắc, đài 5 răng, nhị 5, bầu 2 ô, nhẵn.

Quả nang, có núm nhọn ở đầu, quả khi chín nứt làm 2 hoặc 3 mảnh, gồm nhiều hạt nhỏ, hạt có cánh.

Rễ sau khi chặt có mùi khai, nồng, gây khó chịu do đó một số nơi còn gọi là cây rễ khai.

Mùa hoa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa quả từ tháng 1 đến tháng 4.

Cần tránh nhầm lẫn với một loài khác có tên gọi là Dây khay (Millettia) được dùng để làm duốc cá.

Dưới đây là hình ảnh cây cổ rùa:

Lá cây Dây cổ rùa
Lá cây Dây cổ rùa

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Dùng tươi hay đem phơi, sấy khô.

Mô tả: Mặt ngoài dược liệu có màu vàng nhạt, có mùi khai rất đặc trưng, vị đắng, hơi ngọt.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Coptosapelta Korth. phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới của Đông Nam Á bao gồm Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam.

Tại nước ta, chi này chỉ có một loài được coi là Dây cổ rùa, đây là loài nhiệt đới điển hình, phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực phía Nam, từ Tây Nguyên đến đảo Phú Quốc.

Dây cổ rùa là loài ưa sáng, thường mọc ở trong những khu rừng lá rộng thường xanh, đất màu mỡ. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, thường mọc ở ven rừng, ven bờ sông suối có nhiều ánh sáng. Dây cổ rùa có khả năng tái sinh khỏe sau khi chặt, có thể trồng được bằng cây con, đoạn thân và gốc.

Trữ lượng Dây cổ rùa ở nước ta dồi dào, có thể lên đến hàng ngàn tấn.

Quả của cây dây cổ rùa
Quả của cây dây cổ rùa

2 Thành phần hóa học

Sơ bộ cho thấy, rễ cây có chứa tinh dầu, alcaloid, đường với tỷ lệ thấp.

2 dẫn chất triterpen mới được phân lập từ rễ cây Dây cổ rùa gồm 3β-O-β-D-quinovopyranosid pyrocincholic acid và acid pyroquinovic.

3 Công dụng theo Y học cổ truyền

Theo kinh nghiệm dân gian của đồng bào dân tộc Re ở khu vực Quảng Ngãi, Bình Định, vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, quân đội và nhân dân đã sử dụng rễ cây Cổ rùa để chữa các vết thương do đạn bắn hay vết thương phần mềm cho chém chặt, mũi tên,...

Cách sử dụng như sau: Rễ cây sau khi đào về, đem rửa sạch, thái nhỏ, mỗi lần dùng 50-100g rễ giã nhỏ, đắp trực tiếp vào vết thương. Ngoài ra, có thể dùng rễ cây thái nhỏ, đem phơi khô, chia thành 2 phần, một phần đem đi sắc nước uống, một phần đem tán bột, rây mịn, rắc lên vết thương mỗi ngày 2 lần.

Có thể dùng rễ Dây cổ rùa để điều trị vết thương có mủ, kích thích quá trình làm lành vết thương.

Nhân dân Quảng Ngãi còn sử dụng rễ cây Dây cổ rùa để làm thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh, ngoài ra còn dùng để kích sữa, thúc đẩy lưu thông huyết dịch.

Dạng thuốc xông từ rễ cây Dây cổ rùa có tác dụng điều trị cảm cúm.

Nhân dân Malaysia sử dụng rễ cây dưới dạng thuốc sắc để chữa đau bụng, diệt giun, chữa viêm loét mũi, cũng dùng cho phụ nữ sau khi đẻ.

Công dụng trong Y học cổ truyền
Công dụng trong Y học cổ truyền

4 Dây cổ rùa trị bệnh gì?

Chữa tê thấp, đau nhức, bầm tím, tụ máu từ cây Dây cổ rùa:

  • 100g rễ cây Dây cổ rùa.
  • 100g rễ Cỏ xước hoặc Ngưu Tất.
  • 50g rễ Thổ nhân sâm.
  • Rễ cây Dây cổ rùa và rễ Cỏ xước đem nấu thành cao đến khi còn 50g, rễ cây Thổ Nhân Sâm đem phơi khô, tán bột.
  • Trộn cao với bột làm thành bánh.
  • Mỗi ngày dùng 5-10g hãm với nước sôi trong 30 phút, chia làm 2 lần uống trong ngày, có thể để nguội xong thêm đường cho dễ uống.
Dây cổ rùa trị bệnh gì?
Dây cổ rùa trị bệnh gì?

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Dây khai, trang 645-646. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Dây Cổ Rùa (Dây Khai - Coptosapelta flavescens Korth. var. dongnaiensis Pierre)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633