Đậu Đỏ (Xích Tiểu Đậu - Vigna angularis)
6 sản phẩm
Dược sĩ Thu Hà Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Đậu đỏ là một trong những loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng, ngoài làm chè giải nhiệt còn có công dụng bổ máu, giải độc, cải thiện tiêu hóa, hạ cholesterol và chống ung thư. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc thông tin về Đậu đỏ.
1 Tổng quan về đậu đỏ
1.1 Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Đậu đỏ.
Tên khác: Xích tiểu đậu; Mễ xích; Mao sài xích…
Tên khoa học: Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi (Dolichos angularis Willd., Phaseolus - angudaris (Willd.) W.F. Wight).
Họ: Ðậu (Fabaceae).
1.2 Mô tả
Đậu đỏ là cây thân thảo mọc hằng năm, cây mọc đứng hay bò leo, cao khoảng 25-90cm; chia thành nhiều nhánh có cạnh, lông dài.
Mỗi lá kép gồm 3 lá chét, cuống dài 10 - 12cm, lá chét đôi khi lại chia thành ba thuỳ cắt nông, mặt dưới nhiều lông trắng dài. Mùa hạ ở nách lá mọc hoa vàng hình bướm, có 6 - 12 hoa, đài 5 răng ngắn, tràng vàng sáng cao 15mm, lườn xoắn 360 độ.
Quả nhỏ hình trụ dài, chót nhọn, có lông. Bên trong quả chứa hạt nhỏ, hình bầu dục hai đầu hơi dẹt, chiều dài 2mm, đường kính khoảng 1,5mm; vỏ màu đỏ nâu hay tía nâu trơn bóng, rốn hạt màu trắng vàng lục, chất cứng dòn.
Mùa hoa vào khoảng tháng 6 - 7, mùa quả vào tháng 7 - 8.
1.3 Phân bố, thu hái, chế biến
Đậu đỏ có nguồn gốc ở Nhật Bản, được trồng lâu đời tại Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên và vùng Đông Nam Á cho tới tận Hawai, Hoa Kỳ, Angola, Zaia, Kenya, Thái Lan, New Zeland và châu Nam Mỹ.
Bộ phận sử dụng: hạt, thường gọi là Xích tiểu đậu, thu hái lúc quả chín chưa nứt, phơi hay sấy khô.
2 Thành phần hoá học
Trong Đậu đỏ có chứa thành phần hóa học bao gồm protid, chất béo, glucid, Ca, P, Fe, vitamin B và một số chất khác.
Cụ thể, hạt khô chứa glucid 64,4%, protid 19,9%, nước 10,8%, chất xơ 7,8%, tro 4,3%, lipid 0,5%... Hạt còn chứ globulin, Ca, P, Fe, vitamin A1, B1, B2.
3 Công dụng
3.1 Theo y học cổ truyền
Tính vị: Đậu đỏ nhỏ có vị ngọt, chua, tính bình
Quy kinh: quy vào 2 kinh tâm và tiểu trường.
Công nặng: lợi thuỷ, hành huyết, tiêu thũng, bài nũng (loại mủ).
Chủ tri: Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày - ruột, tả, lỵ. Liều dùng 20-40g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã nát đắp hoặc tán bột trộn giấm đắp, không kể liều lượng.
3.2 Tác dụng dược lý
Ngày dùng 20 - 40 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, dùng ngoài không kể liều lượng, được dùng để chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi bị mụn nhọt và sưng tấy.
Điều hòa hàm lượng đường trong máu
Mỗi cốc đồ uống làm từ bột Đậu đỏ chứa khoảng 40g carbohydrate. Carbohydrat trong Đậu đỏ lại là loại carbohydrat tốt, giàu chất xơ và tốt cho sức khỏe.
Giải độc và thanh lọc cơ thể
Đậu đỏ được biết đến là một dược liệu vô cùng hiệu quả cho việc thanh lọc cơ thể và giải độc, cụ thể là mang đến công dụng giải độc gan, ruột, kích thích nhuận tràng và làm thông ruột. Bên cạnh đó, vỏ hạt Đậu đỏ chứa chất xơ nên có thêm công hiệu trong việc loại bỏ cặn bã ở thành ruột và làm sạch ruột.
Giảm cân
Đậu đỏ chứa hàm lượng vitamin B cao có công dụng kích thích nhu động ruột và giúp loại bỏ chất béo bám ở thành ruột. Song song đó, Đậu đỏ cũng chứa hàm lượng calo thấp, lại chứa nhiều chất xơ, nên sẽ giúp cơ thể lâu đói, lại thải được lượng mỡ dư thừa tích tụ trong cơ thể. Có thể uống nước Đậu đỏ, hay Đậu đỏ chế biến thành món súp, hoặc uống bột Đậu đỏ thường xuyên để hỗ trợ giảm cân.
Tăng cường chức năng gan - thận
Chè Đậu đỏ chứa nhiều chất xơ và hợp chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol và proanthocyanidins, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các gốc tự do, khôi phục sự cân bằng chất ẩm có trong thận và cải thiện sức khỏe thận, đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân bị suy thận.
Nước Đậu đỏ có tác dụng giải độc cơ thể và thanh lọc gan, nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị vàng da do viêm gan, xơ gan, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
Giảm stress
Nước Đậu đỏ được biết đến là loại nước tăng lực hỗ trợ rất hiệu quả trong việc giúp tinh thần tỉnh táo, giảm căng thẳng, mệt mỏi và tập trung hơn vào công việc.
Bảo vệ tim mạch
Với hàm lượng sắt, protein và chất xơ vô cùng phong phú, Đậu đỏ rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Theo các chuyên gia, protein có trong Đậu đỏ vừa giúp giảm hàm lượng cholesterol có hại vừa gia tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể. Việc sử dụng đậu đỏ thường xuyên, sẽ giúp bổ sung đầy đủ protein, từ đó giúp cơ thể trở nên dẻo dai và ngày càng khỏe mạnh.
Cải thiện tiêu hóa
Đậu đỏ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào có tác dụng bảo vệ đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn diễn ra tốt hơn. Đồng thời chất xơ còn làm giảm các triệu chứng của tình trạng kích ứng ở ruột, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Ổn định huyết áp
Trong Đậu đỏ có chứa Kali nên sẽ giúp cơ thể kiểm soát và điều chỉnh huyết áp được ổn định, do đó Đậu đỏ rất thích hợp sử dụng bổ sung cho bệnh nhân bị tăng huyết áp.
Điều trị phụ khoa
Trong Đậu đỏ có chứa nhiều chất Sắt là dưỡng chất rất cần thiết để ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề phụ khoa ở nữ giới.
Lợi sữa
Đối với những phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, thói quen uống nước Đậu đỏ thường xuyên sẽ giúp cơ thể bổ sung những dưỡng chất cần thiết và tăng cường sự tiết sữa từ cơ thể người mẹ.
Làm đẹp da
Mặt nạ bột Đậu đỏ có tác dụng tẩy sạch tế bào chết, giúp da đều màu và chống lão hóa hiệu quả.
4 Bài thuốc có chứa đậu đỏ
4.1 Chữa bệnh lậu, tiểu buốt ra máu
Dùng khoảng 30g Đậu đỏ, đem sao qua tán nhỏ, chia uống 7 - 8g mỗi lần, với 1 củ hành nướng qua, nghiền với rượu.
4.2 Chữa trẻ 5 tuổi còn chậm biết nói
Đậu đỏ tán nhỏ, hòa với rượu, bôi vào dưới lưỡi hằng ngày.
4.3 Chữa tháp nhiệt sinh lở và sưng chân
Đậu đỏ 20g cùng với Núc Nác, Bồ Công Anh, Ngưu Tất, Kim Ngân Hoa, Đơn đỏ 12g mỗi vị, sắc cùng rồi uống.
4.4 Chữa mụn nhọt mới phát, mụn làm sưng nóng đỏ đau
Bột Đậu đỏ su với nước đắp, thay hằng ngày.
4.5 Chữa phù thủng da căng, táo bón, khát nước
Đậu đỏ 30g cùng với Cỏ may, Cà gai (cành có cả quả chín đỏ), dây Bòng bong 30g mỗi vị. Các vị cắt nhỏ, đem sao qua rồi đổ nước ngập thuốc, sắc lấy 250ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
5 Tài liệu tham khảo
1. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1 (xuất bản năm 2006). Đậu đỏ trang 758 - 759, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.
2. Tuyền tập 3033 cây thuốc đông y (Xuất bản năm 2012). Đậu đỏ trang 387, Tuyền tập 3033 cây thuốc đông y . Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.
3. Thomas Peterbauer và cộng sự (Ngày đăng: ngày 10 tháng 12 năm 2003). Identification of a digalactosyl ononitol from seeds of adzuki bean (Vigna angularis), Pubmed. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.