Đậu Chiều (Đậu Cọc Rào, Đậu Săng - Cajanus cajan)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Cây Đậu Chiều còn gọi là cây Đậu Cọc Rào thuộc họ Đậu Fabaceae, được tìm thấy ở nhiều vùng trên cả nước có tác dụng chữa cảm sốt. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về cây Đậu Chiều
1 Giới thiệu
Tên khác: Đậu Cọc Rào, Móc Đậu, Đậu Chè, Đậu Săng.
Tên khoa học: Cajanus cajan (L.) Millsp.
Họ thực vật: Họ Đậu Fabaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Đậu Chiều thuộc dạng cây nhỏ, mỗi cây cao khoảng 1-3 mét.
Cành cây hình trụ, có lông và cạnh.
Lá kép mọc so le, phiến lá hình mũi mác, mỗi lá dài khoảng 7-10cm, phiến rộng 1,5 đến 3,5cm.
Lá chét tận cùng lớn, hai mặt lá có lông mềm, mặt trên lá còn màu xanh sẫm, mặt dưới lá có màu trắng nhạt.
Cụm hoa mọc thành chùm ngù, mọc ở đầu cành và kẽ lá. Hoa có màu đỏ hoặc vàng, có 4 răng đều.
Quả đậu dẹt, trên về mặt có lông, mũi nhọn, hạt lồi lên trên vỏ rất rõ, có 3-5 hạt.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 1 đến tháng 3.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ, lá, hạt.
Rễ và lá có thể thu hái quanh năm.
Hạt lấy ở những quả già.
Các bộ phận đều phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tại nước ta, Đậu Chiều được trồng từ lâu tại nhiều nơi khác nhau, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng trung du hoặc vùng núi thấp của Đồng Bằng Bắc Bộ.
Nhân dân thường trồng làm hàng rào hoặc tạo bóng mát trên các đồi chè.
Các tỉnh trồng nhiều Đậu Chiều ở miền Bắc là Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.
Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có lượng mưa lớn.
Đậu Chiều có thể sống trên nhiều loại đất với độ pH của đất từ 5-7.
Cây phát triển từ hạt, sau khi trồng khoảng 3-4 tháng sẽ bắt đầu ra hoa quả.
Đây là loại cây có ích cần phát triển và nhân giống.
2 Thành phần hóa học
Hạt Đậu Chiều có chứa nhiều protein (valin, tyrosine, serine, glycine,...). Ngoài ra, cây còn chứa một số hợp chất khác như aminoglycoside, globulin,..
Lá của cây có chứa nhiều tinh dầu và acid 3 hydroxy. Bên cạnh đó, người ta cũng tìm thấy trong cây có chứa triterpen alcol, acid phytic,...
3 Tác dụng - Công dụng của cây đậu chiều
3.1 Tác dụng dược lý
Lá Đậu Chiều có chứa tanin catechin có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn như Salmonella enteritidis E.coli, Escherichia piracoli.
Cao cồn 50 độ của hạt Đậu Chiều có khả năng làm giảm đường máu khi nghiên cứu trên động vật thí nghiệm.
3.2 Công dụng
Hạt Đậu Chiều chứa nhiều protein được sử dụng làm thực phẩm.
Bên cạnh đó, hạt và rễ đậu được sử dụng làm thuốc chữa tiêu thũng, chữa sốt, giải độc, tiểu đêm với liều khoảng 10-20g dạng thuốc sắc uống.
Rễ Đậu Chiều thái miếng để nhai hoặc ngậm cho các trường hợp bị ho, viêm họng.
Người dân Ấn Độ sử dụng Đậu Chiều làm thức ăn.
Người dân Rwanda (Trung Phi) còn sử dụng lá Đậu Chiều để chữa bệnh lậu, chữa viêm phổi, chữa đau răng.
Nhân dân Senegal sử dụng để trị tiêu chảy và lỵ.
4 Một số cách trị bệnh từ cây Đậu Chiều
4.1 Chữa cảm sốt, mụn nhọt, sởi ho ở trẻ em
15g rễ Đậu Chiều.
10g Sài Đất.
10g Kim Ngân Hoa.
Sắc lấy nước uống.
4.2 Chữa đái tháo đường
Ăn hạt Đậu Chiều cùng với khoai lang đỏ và chuối hột xanh, sắc lấy nước uống hàng ngày.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam (tập 1). Đậu Chiều, trang 754-755). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2024.