Đậu Bắp (Abelmoschus esculentus (L.)
4 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Đậu bắp trong y học cổ truyền để điều trị giun, kiết lỵ, viêm và cũng như kích ứng dạ dày, ruột và đặc biệt là tiềm năng bổ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về đậu bắp.
1 Giới thiệu về cây đậu bắp
Đậu bắp (tiếng Anh là Okra) là quả của cây đậu bắp, có tên khoa học là Abelmoschus esculentus (L.), thuộc họ Malvaceae.
Đậu bắp có tiềm năng lớn như một loại thực phẩm chức năng có tầm quan trọng kinh tế lớn ở các vùng cận nhiệt đới trên thế giới.
2 Mô tả thực vật
Đậu bắp là một loại cây bụi hàng năm, được bao phủ bởi những sợi lông xù xì.
Lá đa hình; phần dưới có góc cạnh tròn, phần trên có 3-5 thùy hình lòng bàn tay, các thùy thuôn dài có răng, có lông ở cả hai bề mặt; cuống lá dài tới 15 cm.
Những bông hoa lớn, mọc ở nách lá, màu vàng với tâm màu đỏ thẫm.
Quả nang dài 15-20 cm, hình chóp thuôn dài, 5 góc, có lông.
2.1 Phân bố
Cây được trồng ở các vùng ôn đới nhiệt đới, cận nhiệt đới và ấm áp trên khắp thế giới do cây đậu bắp có đặc tính ưa nắng và ưa ấm
Đậu bắp lần đầu tiên được tìm thấy ở Abyssinia trước đây (Ethiopia hiện nay) và sau đó được phân bố ở Caribê, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ và Đông Địa Trung Hải
2.2 Thời vụ trồng đậu bắp miền Bắc: Trồng đậu bắp tháng mấy?
Thời vụ trồng đậu bắp ở miên bắc thường có 2 vụ: cuối tháng 2 - đầu tháng 3 hoặc cuối tháng 7 - đầu tháng 8.
3 Thành phần hóa học
Chất xơ đậu bắp chứa 67,5% α-cellulose, 15,4% hemicellulose, 7,1% lignin, 3,4% chất pectic, 3,9% chất béo và chất sáp, và 2,7% nước
Cánh hoa có 13 flavanoid glycoside, gossypetin và hibiscetin glucoside.
Quả đậu bắp tươi rất giàu pectin và chất nhầy; chúng chứa axit oxalic, protein, chất béo, khoáng chất (kali, natri, magiê, Lưu Huỳnh, đồng, Mangan và iốt), carbohydrate, Canxi và phốt pho. Chất nhầy của quả cũng chứa Flavonoid, d-galactose, l-rhamnose và axit d-dalacturonic.
Hạt chín chứa 10–22% dầu. Tinh dầu được phân lập từ vỏ và hạt chứa rượu aliphatic, cyclohexanol, p-tolualdehyde (trong quả), α-terpenylacetate (trong hạt) và citral; phần trung tính không bay hơi chứa β-sitosterol và 3β-galactoside
Chiết xuất etanol và nước quả đậu bắp có chứa carbohydrate, gôm và chất nhầy, protein, phytosterol, flavonoid, tanin, hợp chất phenolic và dầu dễ bay hơi.
Hai triterpen pentacyclic mới, (3b,21b)-19,21-epoxylup-20(29)-en-3-yl axetat và (3b)-9,18-dihydroxyolean-12-en- 3-yl axetat đã được tìm thấy từ đậu bắp.
Trong một nghiên cứu khác, Lin và cộng sự (2014) đã phân lập được ba glycoside mới từ cây này.
Quả đậu bắp cũng chứa một số vitamin quan trọng, bao gồm Vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B3 và B9), C, E và K.
4 Hạt đậu bắp có ăn được không
Hàm lượng protein của đậu bắp tương đối cao khi so sánh với các loại rau khác, đặc biệt tập trung ở hạt của nó, vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn được cả quả đậu bắp, bao gồm cả hạt đậu bắp.
Ngoài ra, hạt đậu bắp còn có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
5 Ăn đậu bắp và uống nước đậu bắp mỗi ngày có tốt không?
Từ lâu, đậu bắp được sử dụng với mục đích làm mát, trị kích ứng dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tình dục và được sử dụng trong bệnh kiết lỵ mãn tính, bệnh lậu, trị giun, tiết niệu, nghẹt thở và tiêu chảy, hạ lipid máu. Nước sắc vỏ quả đậu bắp cũng có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong bệnh xuất tinh.
Khi ăn đậu bắp sống còn có tác dụng giảm nguy cơ thiếu máu do hàm lượng vitamin, khoáng chất, và cả Acid Folic dồi dào.
5.1 Tác dụng của đậu bắp với da mặt
Nước sắc vỏ quả có tác dụng làm mềm da, làm dịu da. Dùng đậu bắp cũng giúp trị mụn, chống nhăn do đậu bắp có tác dụng chống oxy hóa.
Toàn bộ cây có tác dụng làm mềm da.
5.2 Tác dụng của đậu bắp với xương khớp
Thành phần trong quả đậu bắp chứa những chất có tác dụng tốt cho xương khớp như vitamin K, canxi, folate, giúp ngăn ngừa, phòng chống loãng xương.
Cách ngâm đậu bắp chữa khớp: Có thể dùng nước đậu bắp ngâm để chữa khô khớp
- Dùng khoảng 10 quả đậu bắp tươi, non, sơ chế ngâm qua nước muỗi loãng rồi cắt bỏ đầu và đuôi.
- Thái mỏng đậu rồi cho vào lọ thủy tinh sạch, thêm nước nóng rồi đậy lại.
- Sau 1 ngày, chắt lấy nước để uống, nên uống nước đậu bắp mỗi ngày và uống trước bữa sáng 30 phút trong khoảng 2-3 tháng.
5.3 Trị đái tháo đường
Chất nhầy cũng như chiết xuất etanolic và nước của quả đậu bắp (150 và 300 mg/kg [p.o.]), được chứng minh là tạo ra tác dụng hạ đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường do alloxan.
Bột vỏ và hạt của cây (100 và 200 mg/kg [p.o.]) làm tăng đáng kể lượng hemoglubin, protein toàn phần, trong khi đó lại giảm lượng glycated hemoglobin và nồng độ glutamic-pyruvic transaminase huyết thanh, cho thấy hoạt tính trị đái tháo đường ở chuột mắc bệnh đái tháo đường do STZ lên đến 28 ngày. Một đánh giá xuất sắc đã được thực hiện về tác dụng trị đái tháo đường đối với các đặc tính dinh dưỡng của đậu bắp, trong đó có ý kiến cho rằng loại thảo dược này có thể là một nguồn thuốc tiềm năng cho cả hai loại bệnh tiểu đường (ví dụ: đái tháo đường phụ thuộc Insulin và đái tháo đường không phụ thuộc insulin).
Dịch chiết nước của vỏ và hạt thể hiện tác dụng ức chế α-glucosidase và α-amylase (trong ống nghiệm). Hơn nữa, proanthocyanidin oligomeric trong hạt đậu bắp chưa chín cũng thể hiện rõ ràng hoạt động ức chế α-amylase và α-glucosidase.
6 Tài liệu tham khảo
- Tác giả: Muhammad Torequl Islam (Ngày đăng: năm 2019). Phytochemical information and pharmacological activities of Okra (Abelmoschus esculentus): A literature-based review, Pumed. Truy cập ngày 17 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Thamires Lacerda Dantas và cộng sự (Ngày đăng: năm 2021). Okra (Abelmoschus esculentus L.) as a Potential Functional Food Source of Mucilage and Bioactive Compounds with Technological Applications and Health Benefits, MDPI. Truy cập ngày 17 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Supattra Prom-in và cộng sự (Ngày đăng: năm 2020). Abelmoschus Esculentus (L.) Moench’s Peel Powder Improves High-Fat-Diet-Induced Cognitive Impairment in C57BL/6J Mice, MDPI. Truy cập ngày 17 tháng 07 năm 2023.