Đại Kế (Ô rô cạn - Cirsium japonicum)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Đại Kế (Ô rô cạn - Cirsium japonicum)

Đại Kế được coi là y học cổ truyền Trung Quốc và được sử dụng như một chất chống xuất huyết, chống cao huyết áp, chống viêm gan và tiết niệu. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại thảo dược này.

1 Đại Kế là thảo dược gì ?

Đại Kế hay còn gọi là Ô rô cạn với tên khoa học là Cirsium japonicum Fisch. ex DC. [Cnicus japonicus (DC.) Maxim.], thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Đại kế là một loại cây lâu năm được tìm thấy nhiều ở Đông Bắc Á. Hơn 200 loài Cirsium đã được xác định trên toàn thế giới. Cây đã được sử dụng như một nguồn phương thuốc dân gian ở các nước châu Á vì các đặc tính tăng cường sức khỏe của nó.

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây thảo sống lâu năm, có rễ trụ. Thân thẳng cao 50-80cm, màu lục, có rãnh dọc, nhiều lông. Lá mọc so le, không cuống; phiến bầu dục, có 4-5 thùy sâu, mép có răng to, không đều, nhọn, gốc hẹp có tai nhỏ ôm thân. Cụm hoa to hình đầu đường kính 1,5cm, mọc ở nách lá hay đầu cành, màu tím đỏ. Lá bắc có nhiều lông và có gai. Hoa hoàn toàn hình lưới. Quả bế thuôn hơi dẹt, cao 2-3mm; lông mào dài 1,5cm.

Bộ phân của Đại Kế

1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái

Đại kế được tìm thấy ở các trảng cỏ, ven rừng thưa, ở độ cao khoảng 900-1800m. Ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7, có quảng vào tháng 8 đến tháng 10. 

Tại Việt Nam, cây được trồng ở các tỉnh như Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình. Ngoài ra còn có ở các nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Lào.

Phân bố Đại Kế

1.3 Thu hái và chế biến

Đại kế thường được dùng toàn cây -  Herba Cirsii Japonici thường gọi là Đại kế, để thu hái và chế biến trong các bài thuốc. Thông thường, người dân sẽ thu hái vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu. Sau khi lấy về đem đi rửa sạch, phơi trong râm để dùng dần hoặc dùng tươi đều được.

2 Thành phần hóa học

Các nghiên cứu về hóa chất thực vật đã xác định được nhiều loại Flavonoid khác nhau trong Đại kế, ví dụ như apigenin, acacetin, diosmetin, pectolinarin, hispidulin-7-neohesperidoside, 5,7-dihydroxy-6,4′-dimethoxyflavone, linarin và luteolin. 

Các báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng các flavonoid này có tầm quan trọng về mặt dược lý. Ví dụ, linarin có hoạt tính chống ung thư, luteolin có tác dụng chống viêm và pectolinin có hoạt tính chống bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, địa kế còn chứa một số thành phần hóa học thực vật, chẳng hạn như flavonoid, furan, rượu chuỗi dài, sterol và dầu dễ bay hơi.

Thành phần hóa học chính của Đại Kế

3 Tác dụng - Công dụng của Đại Kế theo Y học cổ truyền

3.1 Tác dụng dược lý

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tác dụng lâm sàng của C. japonicum có liên quan đến hàm lượng flavonoid cao, bao gồm hai flavone O-glycoside chính là pectolinarin và linarin. Do đó, nghiên cứu dược lý về pectolinarin và linarin là rất có ý nghĩa và cần thiết. Trên thực tế, pectolinarin và linarin đã được báo cáo là có hoạt tính sinh học chống xuất huyết, trị đái tháo đường, bảo vệ gan và chống khối u. 

Hơn nữa, nhiều tác dụng dược lý bao gồm các đặc tính chống ung thư, chống tiểu đường, chống oxy hóa, chống viêm và chống nấm của loại cây này đã được nghiên cứu. 

3.2 Công dụng của Đại kế theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị - Tác dụng

Tính vị: Vị ngọt đắng, tính mát

Tác dụng: mát máu, cầm máu, làm tan máu ứ, tiêu sưng tấy.

3.2.2 Công dụng của Đại kế

Loại cây này được sử dụng như một phương thuốc dân gian ở các nước châu Á và là một chất lợi tiểu, chống viêm, cầm máu và giải độc trong y học phương Đông.

Rễ khô của cây, là một trong những nguồn gốc thực vật của loại thuốc thô được sử dụng để điều trị chứng đau dây thần kinh và bệnh thấp khớp ở Nhật Bản. 

Các thành phần tinh dầu trong thân rễ của Đại kế cũng được sử dụng làm nguyên liệu tạo hương vị. 

Đại Kế tươi và khô

Ngoài ra, cây còn được sử dụng để chữa:

  • Nục huyết, thổ huyết, niệu huyết, tiện huyết, băng lậu hạ huyết, tổn thương xuất huyết
  • Viêm gan, viêm thận, viêm vú
  • Ung thũng sang độc (đụng giập, mụn nhọt)
  • Huyết áp cao. Ngày dùng 15-30g.
  • Dùng ngoài trị mụn nhọt độc, ghẻ lở; lấy cây tươi đem giã, vắt lấy nước uống càng có hiệu quả.

4 Một số bài thuốc từ Đại Kế

4.1 Bài thuốc chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, đái ra máu

Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo, Rễ Cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.

4.2 Bài thuốc chữa mụn nhọt, lở ngứa, bị thương sưng đau, viêm gan, viêm thận

Đại kế, Mộc thông, Kim ngân hoa; Ngưu Tất, Sinh Địa, đều 20g, sắc uống.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2021). Đại kế, trang 866-867, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2023.
  2. Tác giả Yun Ji Park và cộng sự, ngày đăng năm 2020. Integrated Analysis of Transcriptome and Metabolome in Cirsium japonicum Fisch ex DC, pmc. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2023.
  3. Tác giả Yana Ye và cộng sự, ngày đăng báo năm 2022. Purification Process and In Vitro and In Vivo Bioactivity Evaluation of Pectolinarin and Linarin from Cirsium japonicum, pmc. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2023. 

Các sản phẩm có chứa dược liệu Đại Kế (Ô rô cạn - Cirsium japonicum)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633