Cửu Lý Hương (Vân Hương, Hương Thảo - Ruta graveolens L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Sapindales (Bồ hòn)

Họ(familia)

Rutaceae (Cam)

Chi(genus)

Ruta

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Ruta graveolens L.

Cửu Lý Hương (Vân Hương, Hương Thảo - Ruta graveolens L.)

Cửu lý hương thuộc dạng cây nhỏ, có thể sống nhiều năm. Các cây thường mọc thành từng bụi, có số lượng nhiều. Tinh dầu Cửu lý hương có tác dụng xua đuổi côn trùng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Ruta graveolens L.

Tên gọi khác: Vân hương, hương thảo.

Họ thực vật: Cam Rutaceae.

Lưu ý, Cửu lý hương còn được gọi là Vân hương, cây Nguyệt quới (tên khoa học là Murraya paniculata) cũng được gọi là Vân hương do đó cần tránh nhầm lẫn.

1.1 Đặc điểm thực vật

Toàn cây Cửu lý hương
Toàn cây Cửu lý hương

Cửu lý hương thuộc dạng cây nhỏ, có thể sống nhiều năm. Các cây thường mọc thành từng bụi, có số lượng nhiều.

Chiều cao mỗi cây dao động khoảng 0,8 đến 1 mét.

Thân cây phân nhánh, bên ngoài có màu lục xám.

Lá cây mọc so le, cuống lá dài, xẻ 2-3 lần lông chim. Gốc lá thuôn, đầu lá tròn, phiến lá có màu lục xám, mặt lá có điểm những đốm nhỏ trong suốt.

Cụm hoa mọc thành ngù ở ngọn thân, các hoa có kích thước tương đối đồng đều. Hoa thuộc dạng lưỡng tính, có màu vàng lục. Những hoa ở giữa mẫu 5, những hoa khác mẫu 4.

Có 4 lá đài, 4 cánh hoa uốn lượn, 8 nhị rời, bầu 4-5 ô.

Quả nang, có 4-5 khía sâu. Khi chín sẽ mở ra ở đỉnh.

Quả có nhiều hạt, hạt có màu nâu nhạt.

Toàn cây Cửu lý hương có mùi thơm rất đặc biệt.

Mùa hoa rơi vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.

Ngoài ra, còn có một loài là Ruta chalepensis L. (R. angustifolia Pers.) cũng được sử dụng với công dụng tương tự.

Hoa của cây Cửu lý hương
Hoa của cây Cửu lý hương

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.

Chế biến: Phơi hoặc sấy khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Lá cây
Lá cây

Ruta L. là chi nhỏ, chỉ gồm một số ít loài có chứa tinh dầu thơm. Hiện nay có 2 loài được sử dụng để lấy tinh dầu và làm thuốc bao gồm Ruta graveolens R. chalepensis, cũng có tên gọi là Cửu lý hương.

Cây Cửu lý hương có nguồn gốc ở Địa Trung Hải sau đó được trồng nhiều ở các khu vực khác nhau là Ấn Độ và Trung Quốc.

Tại nước ta cũng có trồng nhưng hiện nay không còn nhiều.

Cây Cửu lý hương có bản chất là loài ưa ẩm, có khả năng chịu bóng do đó có thể trồng xen kẽ với các loại cây khác.

Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Do đó, bạn có thể tự trồng hoặc mua cây Cửu lý hương tại các nhà vườn uy tín.

2 Thành phần hóa học

Hình ảnh cụm hoa
Hình ảnh cụm hoa

Thành phần của cây có chứa:

  • Tinh dầu.
  • Acid anisic.
  • Guaiacol.
  • Phenol.
  • Coumarin.
  • Alcaloid.
  • Flavonoid.

Lá và phần trên mặt đất có chứa caroten. Hạt chứa dầu béo.

3 Tác dụng - Công dụng của cây Cửu lý hương

3.1 Tác dụng dược lý

Cây Cửu lý hương
Cây Cửu lý hương

Tinh dầu của cây được chứng minh có tác dụng chống co thắt, khi tiếp xúc với da có thể gây sung huyết. Ngoài ra, tinh dầu của Cửu lý hương còn có tác dụng kích thích co bóp tử cung cô lập khi nghiên cứu trên những con chuột mang thai và không mang thai.

Khi tiến hành thử nghiệm trên 115 bệnh nhân bao gồm cả nam và nữ bị bệnh bạch biến, tuy nhiên, thời gian mắc bệnh cũng như màu sắc của mỗi người không giống nhau. Những bệnh nhân này được cho uống bột tán mịn của cây Cửu lý hương với liều dùng là 1,5g/lần, uống ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, còn trộn bột với giấm theo tỉ lệ 1:2 cho người bệnh bôi ngoài da, vào mỗi buổi sáng cho bệnh nhân phơi nắng khoảng 10-15 phút. Kết quả điều trị cho thấy rất đáng khích lệ.

Cao chiết cloroform của rễ, thân và lá cây có hoạt tính chống sinh sản khi nghiên cứu trên chuột cống trắng khi cho thuốc vào dạ dày từ ngày 1 đến ngày 10 sau khi chuột giao hợp. Khi tách phân đoạn cao phân lập được hoạt chất chalepensis có tác dụng đối với thời kỳ đầu mang thai, không rõ có phải tác dụng độc hay không.

Khi cho 6 con chuột cống trắng uống cao chiết với cồn etylic 50 độ của lá với liều 125mg/kg cao khô từ ngày thứ 11 đến ngày 13 trong giai đoạn mang thai thì thấy 3 trong 6 con chuột bị chảy máu vào ngày thứ 14. Khi tiến hành mổ để quan sát thì không thấy có bào thai nào vào ngày thứ 20 sau khi cho uống thuốc. Cửu lý hương gây sảy thai ở 66% chuột mang thai.

Cây còn có tác dụng gây viêm da ánh sáng do đó cần thận trọng trong quá trình thu hái.

Cao chiết từ cồn của rễ có tác dụng đối với Entamoeba histolytica in vitro ở nồng độ tối thiểu 1:10000.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

Cây Cửu lý hương
Cây Cửu lý hương

Y học cổ truyền Việt Nam chưa thấy có ghi kinh nghiệm sử dụng Cửu lý hương.

Nhân dân Trung Quốc sử dụng lá để bảo quản các loại chè và đồ uống, lá cây còn có tác dụng chống muỗi và côn trùng cắn, sử dụng trong các trường hợp bị rắn cắn nhằm giải độc.

Cây còn có tác dụng trị đau đầu, chống viêm thông qua cơ chế co thắt mạch máu, trẻ bị bị co giật, viêm phổi.

Cửu lý hương có thể dùng phối hợp với dược liệu khác để trị thấp khớp, yếu mệt.

Liều dùng được khuyến cáo là 0,25 đến 0,5g dùng dưới dạng bột hoặc 20-30g ở dạng chè thuốc.

Có thể tán thành bột mịn, làm thuốc bôi ngoài da trị ngứa và một số bệnh lý khác.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng tinh dầu Cửu lý hương để làm thuốc trị giun sán, chống động kinh, chống co thắt, điều kinh và có thể dùng trong thú y. Y học dân gian còn sử dụng cây để điều trị bệnh bạch biến và một số bệnh liên quan đến da khác. Nhân dân còn sử dụng phần trên mặt đất để làm thuốc lợi tiêu hóa, điều kinh, chống thối rữa.

Y học dân gian Brazil sử dụng Cửu lý hương nhằm mục đích điều kinh.

Y học dân gian Peru sử dụng lá, thân và hoa của cây hơ trên ngọn nến rồi xoa lên bụng để trị đầy hơi đặc biệt là ở trẻ nhỏ 1 tháng tuổi. Nước sắc từ lá, thân va fhoa khi uống cũng có tác dụng này. Lá thân và hoa cho vào sữa sau đó uống có tác dụng gây sảy thai.

4 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam (xuất bản năm 2004). Cửu lý hương, trang 593-595. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cửu Lý Hương (Vân Hương, Hương Thảo - Ruta graveolens L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633