Cúc Mốc (Ngọc Phù Dung - Crossostephium chinense)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Asterales (Cúc) |
Họ(familia) | Asteraceae (Cúc) |
Chi(genus) | Crossostephium |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Crossostephium chinense (L.) Mak. |
Cây Cúc Mốc có tên khoa học là Crossostephium chinense (L.) Mak. Cúc Mốc thuộc loại cây nhỏ, được nhân dân sử dụng để chữa cảm mạo, ăn không tiêu, đau dạ dày. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Cúc Mốc
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Crossostephium chinense (L.) Mak.
Tên gọi khác: Ngải Phù Dung, Nguyệt Bạch, Ngọc Phù Dung.
Họ thực vật: Cúc Asteraceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cúc Mốc thuộc loại cây nhỏ, chiều cao từ 20 đến 40cm.
Thân cây cứng, có màu nâu. Thân cành khi còn non có phủ một lớp lông màu trắng.
Lá cây mọc so le, 2 mặt có phủ lông màu trắng, khi vò có mùi thơm. Những lá ở phía gốc cây chia làm 3 chùy nhỏ, các thùy có dạng hình elip hoặc hình bầu dục, các lá ở bên trên nguyên.
Cụm hoa mọc thành bôi ở kẽ lá, lá bắc xếp nhiều hàng. Hoa cái ở xung quanh, hoa lưỡng tính ở ngoài.
Tràng có 5 thùy, 5 nhị.
Quả bế, hơi cong, có hình dạng tương tự như quả trứng.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 1 đến tháng 3.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá và hoa.
1.3 Đặc điểm phân bố
Chi Crossostephium Less. ở nước ta chỉ có một loài là Cúc Mốc. Cây cũng được tìm thấy ở một số quốc gia khác như Malaysia, Lào, Trung Quốc, Philippin. Cúc Mốc thường được trồng để làm cảnh.
Là loài sống nhiều năm, có đặc điểm là ưa sáng, hơi chịu hạn, sống được trong những môi trường đất ít dinh dưỡng (bonsai).
Cúc Mốc là loài ra hoa quả nhiều, có khả năng tái sinh từ hạt. bên cạnh đó, cây cũng có khả năng tái sinh vô tính từ những đoạn thân hoặc cành khi được tiếp xúc với đất.
Hình ảnh cây Cúc mốc bonsai
2 Thành phần hóa học
Lá và hoa có chứa tinh dầu và các chất taraxeron, taraxeryl acetat, taraxerol.
3 Cây Cúc mốc có tác dụng gì?
3.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Vị cay, đắng, có mùi thơm, tính hơi ôn.
Tác dụng: Giải biểu, khư phong, trấn kinh.
3.2 Công dụng
Cây Cúc mốc dùng để chữa ho cho trẻ sơ sinh: Lá và hoa của cây được sử dụng để làm thuốc chữa cảm mạo, ăn không tiêu, mụn nhọt, nhức đầu, mẩn ngứa, kinh nguyệt không đều, ho.
Lá có thể đem hơ nóng, sau đó chườm để chữa đau dạ dày.
Tại Trung Quốc, nhân dân còn sử dụng lá cây đem giã nát để đắp vào rốn cho trẻ để chữa phong co giật. Rễ dùng để chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, đau dạ dày.
Nhân dân Philippin sử dụng dịch hãm từ lá và cành của cây Cúc Mốc để làm thuốc điều kinh với liều dùng được khuyến cáo như sau: Sử dụng 10-18g lá và cành đem hãm hoặc sắc lấy nước uống.
4 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cúc Mốc, trang 583-584. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.