Cúc Liên Chi (Parthenium hysterophorus L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Asterales (Cúc)

Họ(familia)

Asteraceae (Cúc)

Chi(genus)

Parthenium

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Parthenium hysterophorus L.

Cúc Liên Chi (Parthenium hysterophorus L.)

Cây Cúc Liên Chi hay còn được gọi là cây Chứng Ếch, được tìm thấy ở nhiều nơi trên cả nước đặc biệt là vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về cây Cúc Liên Chi

1 Giới thiệu

Tên gọi khác: Chứng Ếch

Tên khoa học: Parthenium hysterophorus L.

Họ thực vật: Họ Cúc Asteraceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Cúc Liên Chi
Đặc điểm thực vật của cây Cúc Liên Chi

Chú Liên Chi thuộc dạng cây thảo, sống hàng năm. Mỗi cây có độ cao từ 0,3 đến 1 mét.

Thân cây mọc thẳng, phân nhánh nhiều. Thân và cành có ít lông như ngắn.

Lá cây mọc so le, mặt trên lá có màu sẫm, mặt dưới lá rất nhạt.

Cụm hoa mọc ở ngọn, có nhiều đầu.

Lá bắc ngoài xếp lợp, lá bắc trong rộng hơn.

Hoa ở bên ngoài là hoa cái, có mào lông.

Hoa đực và hoa lưỡng tính ở phía bên trong, không có mào lông.

Tràng hoa hình lưỡi ở hoa cái và hình ống ở hoa khác.

Nhị 4.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

1.2 Thu hái và chế biến

Hoa của cây Cúc Liên Chi
Hoa của cây Cúc Liên Chi

Bộ phận dùng: Rễ, phần thân có mang lá.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cúc Liên Chi được coi là loài cỏ dại ở nước ta, cây được tìm thấy ở nhiều vùng trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ hoặc Bắc Trung Bộ.

Là loại cây ưa ẩm nên thường mọc ở ven sông, ruộng, đường đi. Cúc Liên Chi ưa sáng, thường mọc tập trung thành những đám lớn. Nhờ tốc độ phát triển nhanh, cây có thể lấn át các loại cỏ khác, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng.

Cúc Liên Chi ra quả nhiều, khả năng phát tán hạt tốt nhưng vòng đời ngắn.

2 Thành phần hóa học

Cúc Liên Chi
Cúc Liên Chi

Một số thành phần trong Cúc Liên Chi có thể kể đến bao gồm:

  • Tinh dầu với thành phần chủ yếu là tecpen trong đó sesquiterpene chiếm 70%, monoterpene chiếm 15%.
  • Một số thành phần gồm bornyl axetat và phenyl acetonitrile.
  • Lá chứa parthenin.
  • Hoa chứa 3 loại ambrosanolid, parthenin, coronopilin.
  • Toàn cây có chứa nhiều hợp chất phenol.

3 Tác dụng - Công dụng của cây Cúc liên chi

3.1 Tác dụng dược lý

Parthenin đã được chứng minh có tác dụng chống sốt rét đối với chủng Plasmodium falciparum đã kháng nhiều thuốc.

Bên cạnh đó, Parthenin cũng được chứng minh có tác dụng ức chế Mycobacterium tuberculosis với nồng độ 64 mcg/ml.

Khi cho động vật nghiên cứu ăn Cúc Liên Chi tươi, nước Cúc Liên CHi và Cúc Liên Chi phơi khô tán bột với liều lượng 10g/kg thể trọng, đã quan sát thấy những tổn thương ở những con trâu uống cao nước. Tác dụng này có thể do parthenin.

3.2 Công dụng

Lá cây Cúc Liên Chi
Lá cây Cúc Liên Chi

Chưa thấy nhân dân ta sử dụng Cúc Liên Chi để chữa bệnh.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng Cúc Liên Chi để đắp lên các vết do ong vò vẽ đốt.

Theo Y học cổ truyền của Jamaica, Cúc Liên Chi được sử dụng để chữa các vết lở loét hoặc các bệnh ngoài da, đặc biệt là herpes.

4 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam (tập 1). Cúc Liên Chi, trang 582-583. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cúc Liên Chi (Parthenium hysterophorus L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633