Cỏ Chân Vịt Ấn (Cúc Chân Vịt Ấn - Sphaeranthus africanus)
4 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Cỏ chân vịt ấn hay cúc chân vịt ấn phân bố tương đối phổ biến ở các tỉnh đồng bằng, trung du, được ứng dụng nhiều trong bài thuốc điều trị ho. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về cỏ chân vịt ấn.
1 Cỏ chân vịt
Cỏ chân vịt ấn hay còn gọi là cây cúc chân vịt ấn, duyên giao, bọ xít, cây trứng vịt, có danh pháp khoa học là Sphaeranthus africanus L., thuộc học Cúc - Asteraceae
Dưới đây là hình ảnh cỏ chân vịt
1.1 Mô tả thực vật
Cây chân vịt là cây thân thảo, thân nhẵn, mọc đứng, thường rất nhiều lá, sum xuê, cao khoảng 0,5 - 1m. Thân cành có mặt cắt hình tam giác, đôi khi có những cạnh nhăn nheo do đường men của phiến lá.
Lá hình bầu dục hoặc mác thuôn, mọc xếp so le với nhau, có chiều dài 2,5 - 7 cm, rộng khoảng 1,5 - 2cm , gốc lá bè ra, ôm lấy thân, đầu lá tù, mép có thể nguyên hay khía răng nhỏ.
Cụm hoa của cây mọc đối diện so với lá thành đầu kép hình cầu hoặc hình trứng, nhẵn, hoa có màu hồng hoặc tím nhạt, dài 1-3 cm. Cuống hoa có cánh, hoa cái rất nhiều, tràng hoa hẹp, hình ống có 3 răng, hoa lưỡng tính có 1-3 cái ở giữa, tràng hoa có hình trứng ngược, có 5 thùy, nhị 5 có tai nhọn. Lá khi vò nát có mùi hắc đặc trưng.
Quả dạng bế, hình trụ, có khía rãnh và có lông
1.2 Phân bố, sinh thái
Chi Sphaeranthus L. là chi nhỏ, gồm các cây thảo hàng năm, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi...
Ở Việt Nam, cỏ chân vịt phân bố ở vùng trung du, núi thấp và vùng đồng bằng, cây còn phân bố ở Thái Lam Trung Quốc, Ấn Độ...
Cây thuộc loại cây ưa sáng, mọc trên các vùng đất màu ẩm tại các ruộng trồng màu, thung lũng hay nơi ẩm ướt gần nguồn nước.
Có thể mọc cây con từ hạt, cây mọc từ hạt thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, phân nhánh cớm, phát triển nhanh trong mùa hè, mùa thu khi quả già, cây sẽ tàn lụi dần, quả già nứt ra làm phân tán hạt quanh cây mẹ, qua mùa đông và nảy mầm vào mùa xuân năm sau. Mùa hoa quả thường rơi vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
1.3 Bộ phận sử dụng
Toàn bộ phần trên mặt đất của cây cỏ chân vịt, không lấy rễ, thu hái lúc cây chưa ra hoa, đem phơi hay sấy khô
2 Thành phần hóa học
Phần cây sử dụng làm thuốc (toàn bộ phần trên mặt đất) của cây có chứa Alcaloid.
Trong một nghiên cứu phân lập loài Sphaeranthus tại Việt Nam, tám hợp chất đã được phát hiện và làm sáng tỏ cấu trúc, là: 3-angeloyloxy-5-[2'',3''-epoxy-2''-methylbutanoyloxy]-7-hydroxycarvotacetone, 3-angeloyloxy-5-[3''-chloro-2''-hydroxy-2''-methylbutanoyloxy]-7-hydroxycarvotacetone, 3-angeloyloxy-5-[2''R,3''R-dihydroxy-2''-methyl-butanoyloxy]-7-hydroxycarvotacetone, 3-angeloyloxy-5-[2''S,3''R-dihydroxy-2''-methylbutanoyloxy]-7-hydroxycarvotacetone, 3-angeloyloxy-5-[2''S,3''S-dihydroxy-2''-methylbutanoyloxy]-7-hydroxycarvotacetone, 5-angeloyloxy-7-hydroxy-3-tigloyloxycarvotacetone, 3-O-methylquercetin, and chrysosplenol D. Một nghiên cứu lắp ghép phân tử đã được tiến hành, chỉ ra rằng các hợp chất được phân lập là các hợp chất ức chế mạnh α-glucosidase.
3 Cây cỏ chân vịt trị bệnh gì?Tác dụng của cỏ chân vịt
Cây có thể dùng cho phụ nữ sau sinh ăn để giúp bồi bổ, nhanh lại sức, dùng phần lá còn non của cây luộc lên.
Cả cây đem rửa sạch, loại bỏ tạp rồi phơi khô, đem tán bột, rây cho mịn để chữa ho, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê để chữa ho, ho gió, ho có đờm.
Y học cổ truyền Ấn Độ có ghi chép, dùng cây cỏ chân vịt để làm dịu da, tiêu sưng. Chữa viêm họng bằng cách dùng nước ép lá súc miệng
Tại Mỹ, người dân dùng cao nước cành và lá của cây đem diệt gián.
4 Tài liệu tham khảo
- Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2006). Cỏ chân vịt trang 476-477, Cây thuốc ở Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 16 tháng 06 năm 2023.
- Tác giả: Huong Thuy Le và cộng sự (Ngày đăng: năm 2023). A New Carvotacetone Derivative from the Aerial Part of Sphaeranthus africanus, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 06 năm 2023.