Cua Đồng (Điền Giải - Somanniathelphusa sinensis sinensis H. Milne - Edwards.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Animalia (Động vật) Arthropoda (Động vật chân khớp) Crustacea (Động vật giáp xác) Malacostraca (lớp Giáp mềm) |
Bộ(ordo) | Decapoda (Mười chân) |
Họ(familia) | Parathelphusidae (Cua đồng) |
Chi(genus) | Somanniathelphusa |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Somanniathelphusa sinensis sinensis H. Milne - Edwards. |
Cua đồng có kích thước nhỏ hơn so với các loại cua biển. Nhân dân thường sử dụng Cua Đồng để làm thức ăn trong các bữa cơm và dùng làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về con Cua Đồng
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Somanniathelphusa sinensis sinensis H. Milne - Edwards.
Tên gọi khác: Cua, Điền Giải, Con Rốc.
Họ: Cua đồng Parathelphusidae.
1.1 Đặc điểm của Cua Đồng
Cua đồng có kích thước nhỏ hơn so với các loại cua biển.
Thân có mai gần giống hình vuông, mai có cấu tạo từ chất sừng đã vôi hóa, mai cua hơi gồ lên, trên bề mặt có nhiều vân khía và các đường viền ở xung quanh.
Đối với cua đực, bụng có yếm hình tam giác, ở cua cái có hình vuông.
Ở cua cái, có 4 đôi chân ở bụng còn cua đực chỉ có 2 đôi biến thành chân giao cấu.
1.2 Bộ phận dùng
Cả con, tên trong Y học cổ truyền là Điền Giải.
Cua sau khi bắt về, tiến hành rửa sạch, dùng sống, không cần chế biến.
1.3 Môi trường sống của cua đồng
Cua nước ngọt là loài phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nơi thuộc châu Á.
Cua Đồng có đặc tính nhút nhát, thường sống trong các hang ở các vùng đồng ruộng ở đồng bằng, trung du, miền núi.
Thức ăn của Cua Đồng là giun, tép.
Cua Đồng là loài di chuyển rất đặc biệt, thường bò ngang nên dân gian có câu ‘ngang như cua’.
Hiện nay, do việc sử dụng thuốc trừ sâu dẫn đến số lượng Cua Đồng giảm rõ rệt.
2 Thành phần hóa học
Thịt cua chứa:
- Protid chiếm 12,3%.
- Lipid chiếm 3,3%.
- Canxi.
- Phospho.
- Sắt.
- Vitamin B1.
- Vitamin B2.
- Vitamin PP.
- Vitamin B6.
- Cholesterol.
Bên cạnh đó, thịt Cua còn chứa 0,25% Melatonin.
Mai Cua chứa chitin.
3 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.1 Tính vị, công năng
Tính vị: Cua Đồng có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc.
Tác dụng: Hoạt huyết, tán kết, hàn gân xương.
3.2 Tác dụng của Cua Đồng
Theo kinh nghiệm dân gian, Cua Đồng được sử dụng như một loại thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ nhỏ, giúp xương chắc khỏe, nhanh biết đi.
Cua Đồng sau khi bắt về, rửa sạch, bỏ chân, càng, yếm, mai, chỉ sử dụng mình cua, đem rang nhỏ lửa cho đến khi khô và vàng, sau đó giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 1-2 thìa bột đem khuấy với bột gạo cho trẻ ăn.
4 Một số bài thuốc từ Cua Đồng
4.1 Chữa vết thương lở loét, đau nhức
2 con Cua Đồng, giã nát.
Hòa cùng 1 chén rượu trắng.
Đem đun sôi, gạn lấy nước uống, bã dùng để đắp vào chỗ đau.
4.2 Chữa gãy xương
Sử dụng Cua Đồng đã ướp muối, đem giã nhỏ.
Đắp trực tiếp vào chỗ xương gãy.
Sau đó, dùng lá cau non, giã cùng cơm nếp hoặc xôi, đắp lên chỗ gãy xương, 2 ngày thay 1 lần, đắp trong 4 ngày.
Tiếp theo, dùng lá si, lá sở, đem rửa sạch, giã nát, trộn cùng lòng trắng trứng, đắp trong 2 ngày, làm vậy 3 lần.
4.3 Chữa bong gân
100g chân Cua Đồng.
100g vỏ thân cây Gạo.
200g lá Đinh Lăng.
Giã nhỏ các vị, trộn cùng 50g bột Tô mộc và 20g bột Đinh Hương, đắp lên vùng tổn thương và băng lại, mỗi ngày đắp 1 lần.
4.4 Chữa tâm trạng bồn chồn, ít ngủ, kém ăn
Cua Đồng bỏ mai, yếm, đem rửa sạch, giã nhuyễn, sau đó thêm nước, lọc, lấy nước nấu cùng rau nhút, khoai sọ ăn trong ngày.
Ăn trong 2-3 ngày.
4.5 Chữa hở thóp ở trẻ nhỏ
Cua Đồng đem giã nát cùng Bạch Cập, sau đó đắp lên thóp cho trẻ cho đến khi thóp kín.
Vài ngày thay thuốc một lần.
4.6 Chữa sản phụ đau bụng
100g Cua Đồng.
25ml rượu.
Cua Đồng đem rửa sạch, bỏ mai, bỏ yếm, giã nhỏ, thêm nước, lọc lấy nước, thêm rượu, khuấy đều, chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng trong 2-3 ngày.
Hoặc:
- 10g mai Cua.
- 20mk rượu.
- Mai Cua đem nướng cho vàng, sau đó tán nhỏ thành bột, hòa cùng với 150ml nước đun sôi, thêm 20ml rượu, chia thành 2 lần uống trong ngày, dùng trong 2 ngày.
4.7 Chữa viêm vú cấp
10 chiếc mai Cua.
Đem rang vàng, tán bột mịn.
Mỗi lần sử dụng 9g, thêm nước sôi, thêm rượu, chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng trong 2-3 ngày.
4.8 Chữa sốt sau khi đẻ
100g mai Cua cho vào nồi đất.
Đốt lửa trong vòng 60 phút.
Lấy mai Cua tán thành bột mịn.
Mỗi lần sử dụng 9g, thêm nước, thêm rượu, chia làm 2 lần uống trong ngày.
4.9 Chữa sai trẹo lưng
20g Cua.
50g đường trắng.
Đem trộn và đắp vào chỗ đau.
Mỗi ngày dùng 1 lần, trong 3 ngày.
Sách còn ghi Cua Đồng có tác dụng chữa ứ huyết, mụn nhọt, vàng da, sốt rét.
Có thể dùng ngoài, sử dụng chân Cua đem giã nát, ngậm vào chỗ răng bị đau. Không được nuốt.
Nhân dân Trung Quốc sử dụng Cua Đồng tươi đem nấu cháo ăn chữa chướng bụng. Ngoài ra, còn sử dụng 250g Cua Đồng nấu với 50g vỏ cây Dâu dùng cho viêm thận cấp. Mai Cua sau khi sao vàng, tán bột, mỗi lần dùng 5-10g cùng rượu nếp để tránh thai. Khi phối hợp cùng 10g vảy Tê Tê, 7 chiếc gai Bồ Kết có tác dụng chữa sưng tấy.
2 nhà nghiên cứu người nước ngoài đã phát hiện ra rằng, trong tế bào gan của Cua có những hạt nhỏ, trong các hạt này có chứa calci phosphat có khả năng biến thành xương sau khi cho tiếp xúc với Dung dịch muối. Khi tiến hành thí nghiệm với dịch cơ thể cũng thấy hiện tượng tương tự. Họ đã tổng hợp các hạt này cho các trường hợp gãy xương ở người và đã thành công.
5 Lưu ý
Không sử dụng những loại Cua Đồng có đặc điểm:
- Mắt đỏ.
- Có lông ở bụng.
- Khoang ở chân.
- Chấm ở lưng.
Không nên sử dụng nước Cua sống để tăng độ dẻo dai hoặc chữa ngộ độc sắc, ứ huyết do ngã vì đây là động vật trung gian mang ấu trùng gây nên bệnh sán lá phổi.
6 Những người không nên sử dụng Cua Đồng
Cua chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên sử dụng hoặc sử dụng quá nhiều Cua Đồng bao gồm:
- Người đang mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
- Bệnh nhân Gout.
- Người có cơ địa dị ứng.
- Người bị tiêu chảy.
7 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cua Đồng, trang 1104-1105. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2024.