Củ Tam Thất (Radix Panasis notoginseng)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
1 Mô tả rễ củ Tam thất
Rễ củ Tam thất (Radix Panasis notoginseng) là phần rễ và thân rễ đã phơi khô của Tam thất (tên khoa học Panax notoginseng) thuộc họ Nhân Sâm Araliaceae.
Củ Tam thất được thu hái trước khi cây ra hoa vào mùa thu, sau khi thu hái đem rửa sạch, phân loại thành rễ củ, rễ nhánh và thân rễ.
Mô tả dược liệu củ Tam thất:
- Rễ có dạng hình nón hoặc hình trụ, chiều dài từ 1-6cm, đường kính từ 1-2cm.
- Bên ngoài có màu nâu xám hoặc vàng xám, có nhiều nếp nhăn gián đoạn và sẹo.
- Củ tam thất có kết cấu nặng, chắc, bên trong có màu xanh xám, xanh lục vàng hoặc trắng xám.
- Củ tam thất có mùi nhẹ, vị đắng nhưng sau đó ngọt.
Nhận dạng bột tam thất:
- Có màu vàng xám, hạt tinh bột tương đối nhiều, có dạng hạt đơn hình tròn, bán cầu hoặc đa giác tròn, đường kính từ 4-30 µm. Chứa Canxi oxalat, đường kính khoảng 50-80 µm.
- Rất ít mạch gỗ.
Xem thêm: Nụ tam thất có tác dụng gì? Uống nhiều Nụ Hoa Tam Thất có tốt không?
2 Thành phần hóa học
Củ tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là Saponin, ginsenoside, tinh dầu (octadecan, α-guaien, β-guaien).
3 Tác dụng dược lý
Rễ củ của cây Tam thất đã được chứng minh có nhiều tác dụng dược lý phong phú, bao gồm:
3.1 Tác dụng tăng lực
Tác dụng tăng lực đã được chứng minh khi nghiên cứu trên mô hình cho chuột bơi gắng sức bằng cách sử dụng liều lượng phù hợp. Ngoài ra, củ Tam thất còn cho thấy tác dụng tăng khả năng thích nghi của động vật trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại.
3.2 Tác dụng trên nội tiết
Củ tam thất có tác dụng kích thích chức năng nội tiết sinh dục thông qua thí nghiệm cắt bỏ buồng trứng ở chuột nhắt trắng và chuột cống cái còn non.
3.3 Tác dụng giãn mạch ngoại biên
Củ tam thất có tác dụng giãn mạch ngoại biên nhưng không gây ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương.
Xem thêm: Tác dụng và cách dùng cây Tam Thất Bắc (Panax notoginseng)
3.4 Tăng cường sức khỏe
Khi tiến hành cho 18 bệnh nhân suy nhược cơ thể sử dụng củ tam thất dưới dạng cao rượu với liều 1g mỗi ngày, liên tục trong 3 tuần, các bệnh nhân có biểu hiện ăn ngon miệng hơn, tăng cân, ngủ ngon giấc hơn.
3.5 Điều hòa miễn dịch
Các nghiên cứu trên in vitro và in vivo cho thấy củ Tam thất có tác dụng kích thích miễn dịch, kích thích tâm thần, ngăn ngừa trầm cảm.
3.6 Tác dụng tiêu máu
Củ tam thất được sử dụng trong nhãn khoa nhằm mục đích tiêu máu.
Một số tác dụng khác của củ tam thất:
- Tăng lưu lượng máu động mạch vành, giảm lượng oxy tiêu thụ của cơ tim từ đó làm giảm gánh nặng cho tim, được ứng dụng để điều trị thiểu năng mạch vành. Thành phần đem lại hoạt tính có thể là từ Flavonoid.
- Tăng sức co bóp cơ tim ở liều thấp, liều độc có thể gây ngừng tim ở tâm thu.
- Gây co mạch ở liều thấp, giãn mạch ở liều cao.
- Củ Tam thất có tác dụng kéo dài thời gian đông máu, do đó, được sử dụng nhằm mục đích cầm máu.
- Lợi tiểu, tán huyết.
- Giảm tốc độ phát triển của khối u.
4 Ai không nên sử dụng củ tam thất?
Tam Thất có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên không khuyến cáo sử dụng củ tam thất cho phụ nữ có thai vì có nguy cơ gây chảy máu.
Những người cần cân nhắc, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng củ Tam thất:
Người huyết áp thấp.
Trẻ nhỏ.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam. Tam thất, trang 776-78-. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
Tác giả Xiaochen Yang và cộng sự (Ngày đăng năm 2014). Protective Effects of Panax Notoginseng Saponins on Cardiovascular Diseases: A Comprehensive Overview of Experimental Studies, NCBI. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.