Củ Nêm (Từ Tam Giác - Dioscorea deltoidea)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Monocots (Thực vật một lá mầm)

Bộ(ordo)

Dioscoreales (Củ nâu)

Họ(familia)

Dioscoreaceae (Củ nâu)

Chi(genus)

Dioscorea

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Dioscorea deltoidea Wall.ex Kunth

Củ Nêm (Từ Tam Giác - Dioscorea deltoidea)

Củ nêm thuộc dạng dây leo bằng thân quấn. Nhân dân Củ nêm để làm thuốc diệt chấy rận, nhân dân Trung Quốc sử dụng Củ nêm để làm thuốc chữa viêm đau xương khớp. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Củ nêm.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Dioscorea deltoidea Wall.ex Kunth

Tên gọi khác: Từ tam giác

Họ thực vật: Củ nâu Dioscoreaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Củ nêm thuộc dạng dây leo bằng thân quấn, cây thường sống nhiều năm, rễ của dài, mọc bò ngang, rễ thường phân nhánh và mọc sát mặt đất. Rễ củ của cây có màu trắng nhạt.

Thân cây nhẵn, hơi có cạnh, không có gai, thân cây có màu lục hoặc có đốm.

Lá đơn, mọc so le, cuống lá dài. Gốc lá có dạng hình tim, có 2 tai, đầu nhọn. Chiều dài của lá khoảng 16cm, chiều rộng khoảng 11cm, mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới của lá có phủ một lớp lông ngắn và cứng, mỗi lá có 7 gân lá.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá tạo thành bông, chiều dài cụm hoa đực khoảng 30-40cm, không có cuống, nhị 6. Cụm hoa cái mọc uốn cong.

Quả nang, mỗi quả có cánh xòe rộng, hạt có cánh mỏng.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ củ.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hình ảnh lá cây Củ nêm
Hình ảnh lá cây Củ nêm

Củ nêm phân bố gốc ở Himalaya.

Tại nước ta, Củ nêm được tìm thấy chủ yếu ở tỉnh Sơn La. Vào năm 1980, Viện Dược liệu của nước ta đã nhập giống cây ở Ấn Độ đem về trồng thử ở Sa Pa và đã thu được hàng tấn củ.

Củ nêm thích hợp trồng ở vùng ôn đới ẩm, cây sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng có khí hậu ẩm mát, đặc biệt là trong mùa xuân-hè, vào mùa đông, phần thân leo sẽ có dấu hiệu tàn lụi.

Cây khi đem về Việt Nam trồng ra hoa tốt nhưng kết quả kém do đó, cần có kế hoạch thu thập giống cây mọc hoang ở Sơn La để nghiên cứu trồng.

2 Thành phần hóa học

Củ nêm chứa:

  • Diosgenin.
  • Saponin steroid.
  • Yamogenin.

Lá chứa deltofolin.

3 Tác dụng - Công dụng của củ nêm

Củ nêm thuộc dạng cây leo
Củ nêm thuộc dạng cây leo

3.1 Tác dụng dược lý

Khi tiến hành nghiên cứu thí nghiệm trên chuột cống trắng bằng cách tiêm xoang bụng của chuột liều 45 µmol/kg diosgenin trong vòng 3 ngày liên tiếp, các nhà khoa học nhận thấy rằng, nồng độ cholesterol trong mật tăng 70%. Đây được giải thích là cơ chế điều hòa sự phân tiết cholesterol mật của diosgenin trong tế bào gan. Sự hấp thu cholesterol ở ruột của chuột cống trắng không bị ảnh hưởng bởi hoạt chất này.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Đắng, tính hàn.

Tác dụng: Trừ thấp, khư phong.

3.2.2 Công dụng

Hình ảnh quả của cây
Hình ảnh quả của cây

Củ nêm được sử dụng với mục đích chính là chiết xuất diosgenin, sản phẩm đầu của quá trình chiết xuất được sử dụng để chế tạo các steroid bao gồm hormon sinh dục, các thuốc corticoid, thuốc cai đẻ, thuốc tăng đồng hóa.

Ở nước ta, ngoài những công dụng trên, chưa thấy có tài liệu ghi chép về việc sử dụng Củ nêm để làm thuốc chữa bệnh.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng Củ nêm để làm thuốc diệt chấy rận.

Nhân dân Trung Quốc sử dụng Củ nêm để làm thuốc chữa viêm khớp.

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích (Xuất bản năm 2006). Củ nêm, trang 567-569, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Củ Nêm (Từ Tam Giác - Dioscorea deltoidea)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633