Củ Nần (Dioscorea hispida Dennst.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Không chỉ có những tính chất hóa lý kém, mà những thành phần dinh dưỡng không có nhiều của củ nần đã làm cho nó trở thành một trong những loại củ ít được sử dụng trên thế giới. Vậy những đặc điểm của củ này là gì mà khiến nó đặc biệt như vậy ? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về loại Củ này.
1 Củ nần là củ gì?
Củ nần hay còn gọi là củ nâu trắng, củ nê, Dây nần, có tên khoa học là Dioscorea hispida Dennst. (D. triphylla var.reticulata Prain et Burk.), thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae.
Củ nần là một trong những loại củ ít được sử dụng, có thể dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các khu vực Châu Á và Thái Bình Dương trong mùa khô. Nhờ hàm lượng carbohydrate, loại củ này đã được sử dụng làm lương thực chính trong Thế chiến II, đặc biệt là bởi những người ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
2 Đặc điểm thực vật
Bộ phận | Mô tả |
| |
Lá |
|
Hoa |
|
Quả |
|
Hạt |
|
2.1 Đặc điểm sinh thái và phân bố
Củ nần mọc hoang ở trên các vùng nương rẫy củ, rừng còi, rừng tre nứa. Lá cây rụng vào mùa khô, mọc lại vào tháng 3 và tháng 4, sau đó ra hoa vào thnags 4-8, có quả vào tháng 6-10.
Tại Việt Nam, củ nần được tìm thấy ở các tỉnh thành như Sơn La, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang. Ngoài ra, còn xuất hiện ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Inđônêxia.
2.2 Thu hái và chế biến
Củ nần được dùng củ - Rhizoma Dioscoreae Hispidae để chế biến, sử dụng trong dược liệu và có mặt trong các bài thuốc.
Tuy nhiên, trong củ có hàm lượng gây độc rất nhiều, khi chế biến và sử dụng cần phải cẩn thận nếu không sẽ bị ngộ độc.
3 Thành phần hóa học của Củ nần
Trong củ, cũng như trong lá cây Củ nần có 2 alcaloid độc là dioscorin và dioscorein. Dioscorin là một loại chất độc mạnh mà 19mg có thể giết chết một con ngựa. Còn dioscorein là một chất bay bởi tương đối ít độc hơn.
Ở Ấn Độ, người ta đã xác định là có các steroid sapogenin có những vết Saponin và cả alcaloid dioscorin và những oxo-base của nó do sự thoái biến. Trong củ có lượng nước ít, nhiều bột, tỷ lệ các hydrat carbon lên tới 76%.
4 Tác dụng của Củ nần
Tinh bột kháng có trong củ nần thúc đẩy quá trình tiêu hóa chậm ở phần dưới của Đường tiêu hóa của con người, dẫn đến việc giải phóng và hấp thụ Glucose chậm. Theo các báo cáo khoa học cho thấy tiềm năng trong việc giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường và các bệnh liên quan khác. Ngoài ra, củ nần không chứa thành phần là gluten nên có thể trở thành một chất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc các phản ứng dị ứng khác.
Ngoài những ưu điểm của nó, củ nần cũng có những nhược điểm, đặc biệt liên quan đến hàm lượng các chất phản dinh dưỡng, chẳng hạn như dioscorine và xyanua. Để ngăn chặn việc tiếp xúc nghiêm trọng với xyanua trong chế độ ăn uống, glucoside và các chất dẫn xuất của chúng, thường được gọi là xyanogen, phải được loại bỏ khỏi nguồn thực phẩm trước khi được tiêu thụ.
Bột củ, chứa tinh bột tự nhiên, đã được sử dụng từ thời cổ đại làm nguyên liệu thô để chế biến nhiều loại sản phẩm. Tinh bột được sử dụng cho các chức nầng khác nhau của nó trong việc làm đặc, ổn định, tạo kết cấu, tạo gel, tạo màng, đóng gói, giữ ẩm và kéo dài thời hạn sử dụng. Chúng cũng được sử dụng để giúp giữ ẩm trong các sản phẩm nướng, làm chất chống đông vón trong bột nở và làm chất tạo khuôn trong bánh kẹo.
5 Công dụng của Củ nần theo Y học cổ truyền
5.1 Tính vị - Tác dụng
Dioscorin là một alcaloid kết tinh, gây co giật và làm tê liệt trung khu thần kinh. Nhân của chất này thuộc loại quinuclidic được kết một dãy lactonic không trung hoà. Cây có vị ngọt sáp, tính mát, có độc
Tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, tiêu sưng, giảm đau, khư ứ, cầm máu. Củ có độc đối với nhiều loại vi khuẩn, côn trùng và động vật, nhưng không có hiệu quả đối với đỉa.
5.2 Công dụng của Củ nần theo Y học cổ truyền
Củ nần chỉ dùng ăn sau khi đã loại bỏ các chất độc, cắt ra nhiều khoanh nhỏ ngâm trong nước là khoảng 3 đến 4 ngày, người ra loại bỏ nước ngâm, rửa sách nhiều lần bằng nước sạch rồi đem phơi khô ngoài nắng. Khi nấu cũng cần đun sôi để loại bỏ thêm chất độc còn sót lại. Củ nần đã được chế biến cẩn thận dùng làm bánh ăn, nấu xôi ăn trong lúc thiếu lương thực, trong lúc giáp hạt.
Ở Philippin, người ta cũng dùng củ nần để ăn.
Thường dùng ngoài trị lở độc, viêm hạch lympho, giang mai, hạ can, đòn ngã, ngoại thương xuất huyết. Dùng uống trong an miên, trấn thống.
Ở Malaysia, người ta dùng nước sắc của thân rễ để uống làm thuốc lợi tiểu, chữa thấp khớp mạn tính.
Ở Campuchia, người ta sử dụng củ ăn sống kịp thời ngay sau lúc bị rắn hổ mang cắn để ngăn ngừa những biến chứng gây rối loạn trong cơ thể.
Ở nhiều vùng của Philippin, Củ nần còn được dùng chữa dịch hạch, phong thấp cấp tính. Người ta nghiền củ thành bột, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với dầu dừa, lá thuốc lá, lá Cà độc dược hoặc quả Ớt để trị bệnh lở loét ngoài da có giòi của gia súc.
Ở Malaysia cũng như ở Ấn độ, người ta dùng củ chế thuốc độc, thường phối hợp với Nhựa cây Sui (Antiaris toxicaria) để tăng thêm sức đề kháng.
Lưu ý: Củ nần rất độc, một lát xất củ to bằng quả táo tây đủ để làm chết một người lớn trong vòng 6 giờ. Triệu chứng của sự ngộ độc là bắt đầu ngứa trong cổ họng kèm theo nóng rát, rồi choáng váng, nôn ra máu, nghẹt thở và buồn ngủ.
6 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1(Xuất bản năm 2021). Củ nần, trang 656-658, từ điển cây thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2023.
- Tác giả Andri Cahyo Kumoro và cộng sự, ngày đăng báo năm 2015. Preparation and characterization of physicochemical properties of glacial acetic acid modified Gadung (Diocorea hispida Dennst) flours, pmc. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2023.