Củ Đậu (Sắn Nước - Pachyrhizus erosus)

2 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Củ Đậu (Sắn Nước - Pachyrhizus erosus)

Cây củ đậu hiện nay được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng cố định đạm và các hoạt tính sinh học khác nhau như chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống ung thư, chống tiểu đường, chống loãng xương, thuốc kháng vi-rút và chống lão hóa. Ngoài những tác dụng đã đề cập trên, Củ đậu còn có những điều gì thú vị ? Trong bài viết này, bạn đọc có thể tham khảo những thông tin chi tiết về cây Củ đậu tại Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) đưa ra nhé.

1 Giới thiệu về cây Củ đậu

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn, sắn nước với tên khoa học là Pachyrhizus erosus (L.) Urb, thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Đây là cây thuộc nhóm cây dây leo có nguồn gốc từ Mexico hay Trung Mỹ. Cây có tên gọi gần như phần lớn nói về củ. 

1.1 Đặc điểm thực vật

Củ đậu là cây thân thảo có thân quấn, có thể cao khoảng 4-5m nếu có giàn. Rễ cây nạc dạng con quay. Củ hình thành do rễ phình to, có thể dài tới 2m và nặng lên tới 20kg. Vỏ củ có màu vàng hơi nâu và mỏng, ruột củ có màu trắng kém hơi giống thịt quả Lê. Củ có vị ngọt thường được ăn sống. Lá kép có 3 lá chét hình thoi, mỏng, nhẵn, có mũi nhọn ngắn, các lá chét dưới không cân. Hoa màu mận hoặc tím nhạt, khá lớn, được xếp thành chùm dài mọc ở kẽ lá. Quả cây dài, có hơi lông, không cuống, có nhiều rãnh ngang sâu ngăn ra nhiều ô. Quả thường chứa 4-9 hạt dạng lăng kính, màu hung

ảnh cây Củ đậu

1.2 Thu hái và chế biến

Cây củ đậu với bộ phận dùng là Củ, hạt và hoa , tên khoa học là Radix, Semen et Flos Pachyrhizi Erosi. Cây ra hoa quả nhiều ngay ở năm đầu, rụng lá và tàn vào mùa đông. Tuy nhiên, phần rễ củ dưới mặt đất có thể mọc chồi vào mùa xuân năm tới. Thông thường, hoa sẽ ra vào tháng 4 -5 và mùa thu hoạch hạt sẽ vào tháng 11 và tháng 12. 

1.3 Đặc điểm phân bố

Củ đậu thường được trồng trên mặt đất cát pha, ở độ cao có thể lên tới 1200m. Cây được trồng theo cách cắm cọc cho cây leo, và trồng bằng hạt. Thời gian từ lúc hạt nảy mầm đến khi thu hoạch củ thường là 110-120 ngày. 

Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, được trồng khắp các nước nhiệt đới trên thế giới. Ở châu Á, cây được trồng nhiều ở Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc. Hiện nay ở Việt nam, cây củ Đậu được trồng khắp nơi từ Lạng Sơn, Hải Phòng, vào Quảng Ngãi, Bình Định, Tây Ninh. 

Ảnh vụ mùa Đậu

2 Thành phần hóa học

Trong củ đậu có chứa tới 90% nước, khoảng 1% protid, 6% glucid, 6mg% Vitamin C, không có chứa các chất béo. Lá chứa pachyrhizi gây độc đối với cá và động vật nhai lại.

Ngược lại với củ đậu, phần hạt rất độc. Trong hạt chứa 1 lượng độc tố rotenone để diệt côn trùng và rệp,pachyrhizi, erosion, và 2 Saponin trong hạt đều là những chất độc. 

Hoa cây Củ đậu

3 Tác dụng - công dụng của cây Củ đậu

3.1 Tác dụng dược lý

  • Lượng nước, vitamin trong củ đậu giúp nuôi dưỡng làn da, làm mờ vết nám và thâm do mụn.
  • Kali và photpho có tác dụng giúp xương và răng chắc khỏe.
  • Trong củ đậu có chứa hàm lượng lớn chất xơ, giúp cải thiện chức năng đường ruột như ngăn ngừa chứng khó đại tiện, táo bón, ngoài ra giúp đường huyết ổn định và chỉ số men gan.
  • Giảm mức độ ảnh hưởng của tiền mãn kinh do chứa Phytoestrogen tương tự hormon estrogen.
  • Kiểm soát được tình trạng viêm loét dạ dày, kiềm hóa dịch vị, làm dịu vết sưng loét dạ dày.
  • Thanh nhiệt, giải khát và hỗ trợ bài tiết độc tố trong cơ thể.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.
  • Nâng cao miễn dịch.

3.2 Công dụng của cây Củ đậu theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Củ có vị ngọt nhạt, tính mát

Tác dụng: 

  • Củ có thể ăn sống giúp giải khát, nấu ăn thì bổ ích tràng vị, còn có tác dụng sinh tâm chỉ khát; chỉ tả, giải độc
  • Hạt có vị hơi cay, chát, tính mát, có độc nhiều, có tác dụng sát trùng chỉ dương.
  • Hoa giải tửu độc.
Ảnh củ Đậu

3.2.2 Công dụng của cây Củ đậu theo Y học cổ truyền

  • Theo dân gian, củ đậu dùng xào với thịt, tôm, tép, nấu thay rau ăn ngon miệng. Ngoài ra còn dùng kho với thịt, hầm thịt, làm nộm, làm nhân bánh đa nem, lẫn với thịt nạc băm, thịt cua biển, thịt tôm tươi và mộc nhĩ, bún tàu làm nhân bánh xèo.
  • Phụ nữ thường dùng củ thái lát xoa hoặc ép lấy nước để bôi mặt cho min da, khỏi nứt nẻ
  • Củ đậu khô có thể tán bột mịn làm phấn bôi mặt, xoa rôm sảy. 
  • Hạt cây củ đậu chỉ dùng giã nhỏ nấu với Dầu Vừng để nguội bôi chữa nứt ghẻ. Có thể kết hợp với quả Bồ hòn và hạt Máu chó.
  • Lá cây chỉ dùng chữa bệnh ngoài ra chứ không uống trong.
  • Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt giã nhỏ cho vào nước để duốc cá. Hạt tán bột, dùng đắp trị bệnh ngoài da cũng như chứng nổi rôm, có khi chúng được dùng như thuốc nhuận tràng và trị giun
  • Ở Vân Nam ( Trung Quốc ) rễ củ dùng trị nhiệt bệnh phiền khát, trường phong hạ huyết, hạt dùng trị ghẻ ngứa, lở ngứa ngoài da. Hoa trị trúng độc rượu cồn mạn tính.

4 Bài thuốc từ cây Củ đậu

4.1 Bài thuốc chữa lở loét và ghẻ ngoài da

Dùng hạt củ đậu đem giã cho nát và kết hợp cùng dầu vừng dùng nấu lên. Sau đó dùng thoa hằng ngày lên vùng da cần điều trị. Nếu bệnh nặng, có thể dùng cùng với hạt máu chó và quả bồ hòn.

4.2 Cách làm giảm vết thâm và mờ tàn nhang

Dùng củ đậu tươi giã lấy nước, sau đó làm sạch mặt và thoa hỗn hợp lên da. Massage trong 10 phút và rửa lại với nước lạnh.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 xuất bản năm 2021. Củ đậu trang 652-653, từ điển cây thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  2. Tác giả Trần Thị Minh và cộng sự, ngày đăng năm 2021. Chemical Constituents from the Leaves of Pachyrhizus erosus Collected in Vietnam, pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Củ Đậu (Sắn Nước - Pachyrhizus erosus)

1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633