Cốt Cắn (Củ Khát Nước, Móng Trâu - Nephrolepis cordifolia)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Tracheophytes (Thực vật có mạch) Polypodiophyta (ngành Dương xỉ) |
Bộ(ordo) | Polypodiales (Dương xỉ) |
Họ(familia) | Davalliaceae (Vảy lớp) |
Chi(genus) | Nephrolepis |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Nephrolepis cordifolia (L.) Presl. |
Cây Cốt Cắn có tên khoa học là Nephrolepis cordifolia (L.) Presl. Cốt Cắn thuộc dạng cây thảo thường được sử dụng để làm thuốc chữa kiết lỵ phân lỏng, ăn uống khó tiêu. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Cốt Cắn
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Nephrolepis cordifolia (L.) Presl.
Tên gọi khác: Củ Khát Nước, Móng Trâu.
Họ thực vật: Vảy lớp Davalliaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cốt Cắn thuộc dạng cây thảo, thân rễ ngắn, chiều cao từ 30 đến 40cm, không có thân cây.
Trên thân thường phủ nhiều vảy có màu nâu vàng. Rễ cây mọc bò, nhiều củ dạng hình tròn hoặc nhỏ như quả trứng chim, vỏ củ có màu vàng hơi xám, bên trong ruột củ thường chứa nhiều nước.
Lá kép lông chim, lá thường mọc thành từng cụm đi từ thân rễ. Cụm lá có chiều dài khoảng 20 đến 40cm, gồm nhiều lá chét. Các lá chét này có đặc điểm là không cuống, xếp xít nhau, gốc lá có dạng hình tim hoặc hình tai hơi lệch, đầu lá tù. Những lá ở phía gốc thường tiêu giảm, các lá chét ở giữa có kích thước lớn hơn so với các lá ở đầu hoặc gốc.
Tại mép lá có các ổ túi bào tử, có dạng hình thận. Các bào tử bên trong có dạng hình trái xoan, màu nâu nhạt.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Thân rễ và toàn cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Nephrolepis Schott là một chi nhỏ, thường được tìm thấy ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
Tại nước ta, đã tìm thấy khoảng 5-6 loài trong đó có Cốt Cắn là loài phân bố ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền núi có độ cao đến 2000 mét.
Cốt Cắn còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và một số quốc gia khác.
Cây có bản chất là loài ưa ẩm, thường mọc tập trung thành đám hoặc mọc xen kẽ với những loài khác ở sườn núi đá vôi, ven rừng, ven đường đi.
Cốt Cắn có thể sống phụ sinh trên đá hoặc trên những cây có kích thước lớn. Cây sinh sản bằng bào tử.
Gốc thân rễ của Cốt Cắn có khả năng đâm chồi, mọc thành khóm hoặc liên kết các khóm với nhau.
2 Cây Cốt cắn (Móng trâu) có tác dụng gì?
2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Vị ngọt, tính bình.
Tác dụng: Chỉ huyết, lợi thấp, thanh nhiệt.
2.2 Công dụng
Cốt Cắn được sử dụng để chữa đi ngoài, ho, thoát vị bẹn, thổ huyết, cam tích trẻ em.
Tại Philippine, nhân dân sử dụng Cốt Cắn đem nấu với thịt lợn để làm thuốc chữa thoát vị bẹn, thuốc bổ thận. Nước sắc của cây có tác dụng hạ sốt, nước sắc từ lá cây tươi có tác dụng giảm ho.
Bên cạnh đó, củ tươi của cây còn có thể ăn để giải khát. Nhân dân Malaysia sử dụng lá non để làm rau ăn.
3 Một số cách trị bệnh từ cây Cốt Cắn
3.1 Chữa đi ngoài phân lỏng như nước.
12 củ Cốt Cắn tươi.
Giã nhỏ.
Đun sôi, sau đó lọc lấy nước để uống.
3.2 Chữa kiết lỵ
Cốt Cắn đem ngâm giấm. Liều dùng cho người lớn là 10 củ, trẻ em ăn từ 3-5 củ.
3.3 Chữa thổ huyết
30g thân rễ của cây Cốt Cắn, đem sắc lấy nước uống.
3.4 Chữa ăn uống khó tiêu
15-30g toàn cây Cốt Cắn, đem sắc lấy nước uống.
4 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cốt Cắn, trang 528-529. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.