Con Ba Ba (Trionyx sinensis Wegmann)

3 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Con Ba Ba (Trionyx sinensis Wegmann)

Ba Ba phần mai có tên gọi trong y học cổ truyền là Miết Giáp hay Thủy Ngư Xác, Miết Xác đây là bộ phận dùng chủ yếu trong y học có công dụng bổ âm, ích khí, điều kinh.... Ngoài ra, các bộ phận khác của Ba Ba cũng được sử dụng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về con Ba Ba.

1 Con Ba Ba còn gọi là gì? Con Ba Ba tiếng Anh là gì?

Con Ba Ba hay còn có tên gọi khác là Thủy Ngư, Cua Đinh, trong tiếng Anh có tên là Tortoise.

Danh pháp khoa học là Trionyx sinensis Wegmann tên đồng nghĩa là Amyda sinensis Stejneger.

Con Ba Ba theo Wikipedia thuộc họ Ba Ba - Trionychidae.

2 Mô tả con ba ba

Ba ba là một loài bò sát ba móng, sống ở nước ngọt các ao, hồ. Thường nhỏ nhưng có loài to dài đến 1 m.

Đầu tròn, mõm nhọn, cổ dài trơn nhẵn, vươn dài hoặc thụt sâu dễ dàng.

Trên lưng có một mai rộng bản, hình khum có khía dọc ở giữa, hằn lên những vết hình lục giác mờ là những mảnh đẹt dạng vảy cứng như sừng, viền mép dẹt mỏng cấu tạo bởi một chất sừng bóng có lớp da mềm phủ ngoài màu xám đen.

Dưới bụng là một phiến giáp phẳng không liền với mai.

Ba ba có 4 chân, 2 chân trước dài, 2 chân sau ngắn hơn, có 3 móng. Không có đuôi. 

Hình ảnh Con Ba Ba con:

Hình ảnh Con Ba Ba nhỏ
Hình ảnh Con Ba Ba nhỏ

3 Ba ba khác Rùa ở chỗ nào

Phân biệt Rùa và Ba ba
Phân biệt Rùa và Ba ba
RùaBa ba

Chân hình trụ (trừ loài rùa biển)

Mai cứng hơn

Có thể nhét chân, đầu, đuôi vào mai

Chủ yếu sống trên cạn

Chân hình mái chèo

Mai mềm hơn

Không thể

Chủ yếu sống trong nước

4 Phân bố sinh thái 

Ba ba có nguồn gốc rất xa xưa, phân bố ở các vùng nước ngọt Đông Nam châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ, châu Phi và Bắc Mỹ.

Chúng bơi nhanh, lặn được lâu trong nước. Khi ở cạn, ba ba trở nên chậm chạp, vụng về.

Ba ba ăn các động vật nhỏ như giun đất, cá, tôm, ốc và thực vật thuỷ sinh.

Đẻ trứng trên cát gần mé nước. 

Ba ba được thu hoạch vào tháng 3 đến tháng 9, nhưng sản lương cao nhất vào tháng 5, tháng 7.

Hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ lớn nên người ta đã phát triển việc nuôi ba ba ở quy mô gia đình để tự túc thức ăn và cung cấp cho các nhà hàng đặc sản. 

Ba ba đẻ trứng trên cát
Ba ba đẻ trứng

5 Bộ phận sử dụng 

Mai ba ba, tên thuốc trong y học cổ truyền là miết giáp, thuỷ ngư xác hay miết xác, là bộ phận dùng chủ yếu.

Ngoài ra, thịt, máu, mỡ, trứng ba ba cũng được sử dụng. 

Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng

5.1 Cách lấy mai ba ba 

Có thể cắt tiết cho vào rượu để lấy huyết trước, rồi cho cả con vào nồi nước sôi đun trong 1- 2 giờ, vớt ra, gỡ lấy mai, để nguyên hoặc ngâm nước phèn một đêm (tỷ lệ 20g phèn cho 1kg mai), vớt ra cạo sạch thịt và màng, phơi khô. Nếu lấy mai khi con vật còn sống thì tốt hơn (không dùng mai đã cắt nhỏ nấu ăn).

Mai ba ba hình bầu dục, hay hình trứng rồng, trên dưới phẳng, dài 10- 20cm, rộng 8,5- 16,5cm, nhô dần lên ở phía giữa, mặt lưng xám đen hoặc lục đen loang lổ, hơi sáng bóng, có nhiều vân nhăn. Mặt bụng màu trắng đục là một khung gồm xương sống chạy dọc ở giữa, có 8 đốt, mỗi đốt mang hai xương sườn thẳng hàng, uốn vào phía trong. Chất cứng chắc. Thứ mai to bản, dày chắc, không sót thịt và màng là loại tốt 

Khi dùng, chế biến mai theo hai cách sau: 

  • Ngâm mai vào nước Gừng rồi phơi khô. Sao với cát nóng, hay nướng chín đến khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra tẩm sơ qua với giấm (tỷ lệ 1,5 kg giấm cho 5kg mai) rửa sạch, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh mối mọt. 
  • Nấu cao: Ngâm mai vào nước tro bếp (tro rơm rạ hay củi) trong một đêm, lấy ra rửa sạch, tẩm rượu (có thể ngâm rượu gừng với tỷ lệ 50g gừng cho 1 lít rượu 40 độ) rồi cắt nhỏ, nấu với nước luôn sâm sâp và sóôi liên tục trong một ngày, một đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để thu được nước thứ hai, thứ ba. Góp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô thành cao đặc ở nhiệt độ 70 độ C trở lên (miết giáp cao). Cao tốt phải có hai lớp khi cắt ngang, lớp trên có màu nâu hơi vàng bóng lớp dưới có màu nâu đen, mùi thơm, không tanh. 

6 Thành phần hoá học 

Mai ba ba có Keratin, chất Đạm, Vitamin Diod

7 Tác dụng

7.1 Tinh vị, công năng 

Theo các tài liệu cổ, mai ba ba có vị mặn, tính hàn, không độc vào 3 kinh can, phế và tỳ, có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh.

Thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ máu, tăng cường sức khoẻ, làm se, cầm máu.

Máu ba ba (tiết) làm tỉnh táo, phấn chấn.

Mỡ ba ba làm se.

7.2 Công dụng 

7.2.1 Mai ba ba

Được dùng chữa hao gầy, đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, tiểu tiện ra sỏi, kinh nguyệt bế, sốt rét. Mai đã chế biến, tán bột, rây mịn hoặc cao. Mỗi ngày uống 10-20 g bột hoặc 6-10g cao, chia làm hai lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Theo kinh nghiệm dân gian, mai ba ba phơi khô, tán bột cho vào thùng dưng gạo, có tác dụng diệt trừ các loại sâu, mối. 

7.2.2 Thịt ba ba

Nhân dân thường dùng thịt ba ba làm thức ăn bồi dưỡng cho người tạng nhiệt, luôn nóng trong, mồ hôi ra nhiều dưới dạng nấu cháo hoặc hầm nhừ. Thuốc thích hợp với người cao tuổi (chữa hư lao, ho khan, lưng gối đau mỏi), nam giới (chữa thận yếu, kiết lỵ), phụ nữ (chữa khí hư, rong huyết, băng huyết), trẻ em (chữa cam gầy).
Phụ nữ đôi khi còn ăn thịt ba ba nấu với ngó Sen để chữa băng huyết, rong kinh hoặc với chân giò lợn, táu tàu làm thuốc tăng tiết sữa. 

7.2.3 Máu ba ba (Miết huyết)

ha rượu uống nóng làm chóng phục hồi sức khoẻ ở người mới ốm dậy, chữa hoa mắt, choáng váng, khó thở, bốc nhiệt, kém ăn, mệt mỏi. Máu ba ba ngâm với Mật Ong có thể trị bệnh đái đường, hen suyễn, bệnh tim mạch, đường ruột, nhiễm lạnh. 

7.2.4 Mỡ ba ba (Miết cao)

Đem rán thành dạng mở nước được dùng bôi ngoài chữa bỏng, lở loét, vết thương, mụn nhọt, bệnh trĩ.

7.2.5  Trứng ba ba (Miết noãn)

Lấy lòng đỏ gói lá chuối, nướng chín hoặc rán không mỡ, ăn chữa kiết lỵ mạn tính, dùng lòng trắng bôi trị bệnh trĩ. 

8 Kiêng kỵ

  • Người có máu hàn, tỳ hư tiêu chảy và phụ nữ có thai không được dùng. 
  • Dân gian cho rằng ăn thịt ba ba với Kinh Giới sẽ sinh lở ngứa. 

9 Giá ba ba thịt

Ba ba là thức ăn thơm ngon, bổ dưỡng, vì vậy giá ba ba thịt là điều nhiều người quan tâm.

Ba ba nấu được nhiều món ngon
Ba ba nấu được nhiều món ngon

Theo tìm hiểu, ba ba có các mức giá sau, tùy theo kích cỡ, tuy nhiên, đây chỉ là giá cả tham khảo, giá ba ba có thể dao động tùy thời điểm:

  • Ba ba có size nhỏ dưới 1kg có giá từ 300.000đ – 330.000đ/kg.
  • Ba ba 1kg-1,2kg có giá 350.000đ – 400.000đ/kg.
  • Ba ba size từ 1,5kg-2kg có giá khoảng 460.000đ – 520.000đ/kg.
  • Ba ba trên 2kg có giá khoảng 550.000đ – 700.000đ/kg.

10 Bài thuốc có ba ba 

10.1 Dùng ở Việt Nam 

10.1.1 Chữa trẻ như bị suyễn, thở gấp 

Mai ba ba đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột mịn, là nhót tươi (50g) rửa sạch, ép lấy nước đặc. Mỗi lần uống 4g bột mai với nước ép lá nhót.

10.1.2 Chữa kinh nguyệt tắc do cơ thể suy nhược

Mai ba ba (30g) tán nhỏ, rây bột mịn, cho vào bụng một con chim bồ câu đã làm thịt cùng với ít rươu và gia vị. Hấp cách thuỷ cho chín nhử. Ăn hết làm 1 lần trong ngày.

10.1.3 Chữa hen

Cho huyết ba ba vào rượu uống.

10.1.4 Chữa đau lưng, ngứa, cúi xuống không được

Dùng 5g miết giáp sao vàng hay nướng chín tán nhỏ mỗi lần, ngày uống 2 lần.

10.2 Dùng ở Trung Quốc

10.2.1 Chữa xơ gan

Mai ba ba (30g), vảy tê tê (5g) cắt nhỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

10.2.2 Thuốc dưỡng âm, bổ huyết, giảm mỡ, hạ huyết áp 

Thịt ba ba (50g, thái miếng), Râu Ngô (5g, rửa sach), Sơn Tra (42, bỏ hạt, thái mỏng), táo đỏ (2 quả, bỏ hạt, cắt miếng), gừng (1g, cắt nhỏ), muối (1g), nước (150ml). 

Nấu cho chín nhừ. Ăn cả cái lẫn nước (bỏ râu ngô). Cách 2 ngày, ăn 1 lần. 

10.2.3 Chữa ho mạn tính, sốt nhẹ

Ba ba (1 con) làm sạch, bỏ mật, lấy thịt chặt nhỏ cho vào xoong cùng với Hoài Sơn (20g), long nhãn (20g). Hấp cách thuỷ cho thịt chín nhừ. Ăn làm 2-3 lần trong ngày.

11 Tài liệu tham khảo

  1. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam (Xuất bản năm 2004). Miết Giáp trang 985 - 986, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 31 tháng 07 năm 2023.
  2. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2006). Ba Ba trang 1167 - 1169, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 31 tháng 07 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Con Ba Ba (Trionyx sinensis Wegmann)

Fuji Sumo
Fuji Sumo
Liên hệ
Hwangje Jahyundan
Hwangje Jahyundan
6.400.000₫
ZLOVE
ZLOVE
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633