Cơm Nguội (Ardisia quinquegona Blume)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực avajt) Tracheophytes (Thực vật có mạch) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Ericales (Đỗ quyên) |
Họ(familia) | Myrsinaceae (Đơn nem) |
Chi(genus) | Ardisia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Ardisia quinquegona Blume |
Cơm nguội thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng 1,5 mét, cây phân nhánh nhiều, nhánh cây nhẵn, mềm. Nhân dân thường sử dụng để làm thuốc trị đau răng, đau mình mẩy. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Ardisia quinquegona Blume
Tên gọi khác: Cơm nguội năm cạnh.
Họ thực vật: Đơn nem Myrsinaceae.
Dưới đây là hình ảnh cây cơm nguội:
1.1 Đặc điểm thực vật
Cơm nguội thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng 1,5 mét, cây phân nhánh nhiều, nhánh cây nhẵn, mềm.
Lá mọc thuôn hoặc có dạng hình mũi mác, mọc thành góc ở gốc, mũi ngắn, nhọn, phần đầu tù, có mép phẳng, hơi lượn sóng, phiến lá mỏng như giấy hoặc gần như dạng màng, chiều dài mỗi lá khoảng 5-12cm, chiều rộng từ 1 đến 2,5cm.
Hoa của cây Cơm nguội có màu hồng, xếp gần thành tán, mọc trên trục chính, gồm 2-12 cái, chiều dài khoảng 2,5cm, mọc ở nách lá.
Quả cây cơm nguội có ăn được không? Quả có dạng hình cầu, đường kính mỗi quả khoảng 4mm, mũi cứng, 5 cạnh chạy dọc, các cạnh mất dần khi quả chín, quả có màu đen.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tại nước ta, Cơm nguội thường được bắt gặp ở khu vực Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Gia Lai, Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc. Ngoài ra, loài cây này cũng phân bố ở các nước khác như Nhật Bản, Indonesia, Malaysia.
Cây thường mọc trong rừng ở khe núi, nơi râm mát.
Cây ra hoa từ tháng 5 đến tháng 8, kết quả từ tháng 7 cho đến tháng 2 năm sau.
2 Công dụng của cây cơm nguội
Cơm nguội có tác dụng tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt, giải biểu, thấu chẩn.
Lá cây được dùng để pha với nước uống thay trà. Có thể đem nấu để trị đau răng hoặc trị đau mình mẩy.
Nhân dân Trung Quốc còn sử dụng toàn cây Cơm nguội để trị đòn ngã, gãy xương.
3 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1. Cơm nguội, trang 629. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.