Cốc nha (Fructus Oryzae Germinatus)
0 sản phẩm
Dược sĩ Lệ Mỹ Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Trungtamthuoc.com - Cốc nha có là hạt chín già đã được phơi khô và làm lên mầm của cây lúa. Đây được coi là một dược liệu với tác dụng đặc trưng vào hệ tiêu hóa. Vậy Cốc nha có đặc điểm như thế nào? Công dụng ra sao? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1 Giới thiệu về cây Cốc nha
1.1 Tên khoa học của cây Cốc nha
Cốc nha có tên khoa học là Fructus Oryzae Germinatus, thuộc họ Lúa (Poaceae)
1.2 Mô tả thực vật
Cây lúa ngoài vai trò là một loại lương thực quan trọng, nó còn có những công dụng của một cây thuốc. Lúa thuộc nhóm thân cỏ, sống một năm và có chiều cao từ 1-2m hoặc cao hơn. Lúa có lá mỏng, hẹp, đỉnh nhọn và có chiều dài khoảng 50–100 cm. Màu sắc của lá lúa thay đổi tùy vào thời kì sinh trưởng, lá màu xanh ở thì con gái và màu vàng khi lúa chín.
Cây lúa thường có các hoa nhỏ với khả năng tự thụ phấn, sau đó mọc thành các cụm hoa phân nhánh có độ cong và rũ xuống, có chiều dài khoảng 35–50 cm. Hạt lúa là có kích thước dài từ 5 đến 12mm và độ dày khoảng 2–3mm. Cây lúa non còn được gọi là mạ non. Sản phẩm chính thu được từ cây lúa là hạt lúa.
Cốc nha là hạt chín già đã lên mầm, được phơi khô của cây lúa.
2 Phân bố, chế biến, thu hái
2.1 Phân bố
Hầu như ở mọi miền quê của đất nước của Việt Nam đều trồng lúa. Vì vậy không khó để bắt gặp hình ảnh của Cốc nha tại các vùng quê Việt Nam
2.2 Chế biến, thu hái
Sau khi đã thu hoạch hạt lúa, nó được phơi khô và sau đó ngâm cho lên mầm, ta được Cốc nha.
3 Thành phần hóa học của Cốc nha
Cốc nha có chứa nhiều thành phần hóa học, có thể kể đến như tinh bột, chất béo, protid, vitamin B, C, đường maltose, saccarose và nhiều loại men như amylaza, diastaza, invertaza, maltaza, proteaza, lipaza, peptidaza.
4 Công dụng của Cốc nha
Theo Y học cổ truyền, cốc nha có vị ngọt tính ôn; quy vào kinh tỳ, vị. Do đó nó có tác dụng kiện vị, giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa. Liều dùng Cốc nha thường là 12-20g. Bạn có thể dùng sống hoặc sao lên để dùng loại dược liệu này.
5 Bài thuốc có chứa Cốc nha
5.1 Tiêu thực hóa tích
Đây là bài thuốc dùng khi ăn không tiêu, đầy bụng. Bạn có thể sử dụng 1 trong 3 bài thuốc sau đây:
Bài 1: Cốc nha, Sơn Tra, thần khúc mỗi loại 12g, sao xém và lai phục tử 8g. Cho vào nồi với 100-150ml nước và Sắc lấy nước uống.
Bài 2: Cốc nha 12g, thương truật, kê nội kim, Cam Thảo mỗi loại 8g. Cho vào nồi với 100-150ml nước và Sắc lấy nước uống.
Bài 3: Cốc nha, Hoàng Liên, Bạch Truật mỗi loại 20g, Đảng Sâm, quả giun, thần khúc mỗi loại 16g, sơn tra, Phục Linh mỗi loại 12g, Lô Hội và cam thảo chích mỗi loại 6g. Sử dụng các dược liệu này đem rửa sạch rồi sấy khô, sau đó tán bột làm viên. Mỗi ngày uống 1-2 viên.
5.2 Khai vị ăn ngon
Đây là bài thuốc dùng khi tỳ vị hư nhược, chán ăn, hay bỏ bữa
Hoàn cốc thần: Cốc nha 20g, cam thảo 8g, bạch truật 12g, sa nhân 4g. Rửa sạch các dược liệu rồi cho vào nồi sắc với nước. Dùng 2 lần mỗi ngày. Đây là bài thuốc hỗ trợ vấn đề tiêu hóa không tốt, nôn mửa, kém ăn.
Lợi sữa: Sử dụng Cốc nha 60g, sau đó đem tán mịn, rồi uống với nước sôi. Bài thuốc này có thể sử dụng cho các sản phụ sau sinh bị tắc tia sữa hoặc ít sữa.