Cọ Xẻ (Livistona chinensis (Jacq.) R. Br.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Monocots (Thực vật một lá mầm) Commelinids (nhánh Thài lài) |
Bộ(ordo) | Arecales (Cau) |
Họ(familia) | Arecaceae (Cau) |
Chi(genus) | Livistona |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Livistona chinensis (Jacq.) R. Br. |
Cọ xẻ thuộc dạng cây gỗ mọc đơn độc, chiều cao từ 8 đến 10 mét, một số cây cao tới 20 mét, thân cây có dạng hình trụ, thăng, bề mặt nhẵn, trên thân có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Livistona chinensis (Jacq.) R. Br.
Tên gọi khác: Kè tàu.
Họ thực vật: Arecaceae (Cau).
1.1 Đặc điểm thực vật
Cọ xẻ thuộc dạng cây gỗ mọc đơn độc, chiều cao từ 8 đến 10 mét, một số cây cao tới 20 mét, thân cây có dạng hình trụ, thăng, bề mặt nhẵn, trên thân có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại.
Đầu thân mang nhiều lá, lá xếp dày đặc, phiến lá có dạng hình quạt, màu lục tươi, các lá chia thùy đều đặn, chiều dài mỗi lá khoảng 50-80cm, lá rũ xuống dưới, cuống dày, có gay lớn, dài khoảng 1-3cm.
Cụm hoa mọc dày đặc, bên ngoài được bao bọc bởi một mo lớn, có dạng hình chùy, phân nhánh 2-3 lần. Hoa lưỡng tính, có dạng hình cầu, nhiều cạnh, 3 lá đài xếp lợp hơi dính gốc, cánh hoa có dạng hình bầu dục, hơi dính ở gốc. Nhị 6, chỉ nhị ngắn, bao phấn có dạng hình trái xoan.
Bầu 3 ô, hình bầu dục, nguyên.
Quả có dạng hình bầu dục thuôn, tròn ở 2 đầu, có màu lục nhạt, chiều dài khoảng 2cm, chiều rộng 1,5cm, gốc quả có bao hoa tồn tại.
Hạt có dạng hình trái Xoan, hai đầu của hạt tù.
Dưới đây là hình ảnh cây Cọ xẻ:
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ, lá, hạt.
Thời điểm thu hái: Hạt được thu hái vào mùa thu và mùa đông, phơi khô. Rễ và lá thu hái quanh năm sau đó đem rửa sạch và phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cọ xẻ được tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, cây mọc rải rác từ Bắc vào Nam. Cọ xẻ thường mọc hoang, đôi khi cũng được trồng làm cảnh.
Thời điểm ra hoa là tháng 4 và kết quả vào tháng 5 đến tháng 6.
2 Thành phần hóa học
Việc sàng lọc hóa thực vật cho thấy chiết xuất từ cây Cọ xẻ chứa ancaloit, Saponin , glycoside tim, terpen, đường de-oxy, anthraquinone, phenol, Flavonoid và phlobatannin khác nhau.
Chiết xuất từ hạt không chứa bất kỳ loại đường khử nào.
Flavonoid, phenolic, ceramide và glyceride đã được tìm thấy trong quả và rễ của cây Cọ xẻ. Các nghiên cứu về hạt chứa flavonoid, lá chứa flavonoid và rễ chứa phenol, ceramide và glyceride của cây Cọ xẻ đã chứng minh một số hoạt động sinh học, chẳng hạn như chống ung thư và hình thành mạch máu mới, tác dụng bảo vệ tim, chống oxy hóa và chống loãng xương.
3 Cây Cọ xẻ có tác dụng gì?
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Tác dụng chống khối u
Tại Trung Quốc, hạt của cây Cọ xẻ được sử dụng trong Y học cổ truyền để chữa nhiều loại ung thư khác nhau. Chiết xuất từ hạt cho thấy tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nhiều tế bào ung thư, tuy nhiên, cơ chế cụ thể vẫn chưa được biết rõ.
Chiết xuất Ethanol và chiết xuất nước nóng từ cây Cọ xẻ đã ngăn chặn sự phát triển của HL60.
3.1.2 Chống hình thành mạch máu
Tác động của chiết xuất ethanol của hạt Cọ xẻ lên quá trình hình thành mạch máu trong tế bào nội mô tĩnh mạch rốn người (HUVEC) đã được đánh giá in vivo bằng cách sử dụng xét nghiệm màng chorioallantoic (CAM). Tác động lên sự tăng sinh, di chuyển và hình thành mạch máu của HUVEC đã được đánh giá in vitro bằng cách sử dụng xét nghiệm MTT, xét nghiệm chữa lành vết thương và xét nghiệm hình thành ống. Trong thí nghiệm CAM, EELC làm giảm đáng kể quá trình tạo mạch máu mới. Nó ức chế sự tăng sinh và di chuyển của HUVEC đồng thời hạn chế sự hình thành ống. Các phát hiện ngụ ý rằng EELC làm giảm quá trình hình thành mạch máu của khối u thông qua việc ức chế sự tăng sinh và di chuyển của HUVEC, cũng như bằng cách điều hòa giảm VEGF và VEGFR.
3.1.3 Bảo vệ tim
Nghiên cứu đã sàng lọc chất chống oxy hóa từ lá và đánh giá hiệu quả của chúng trong điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính ở cấp độ tế bào. Lá cho ra năm thành phần chống oxy hóa, cụ thể là: orientin, isoorientin, vitexin, isovitexin và tricin. Isoorientin cho thấy khả năng chống oxy hóa mạnh nhất, tương đương với Vitamin C đối chứng. Nghiên cứu cho thấy isoorientin có tác dụng bảo vệ cơ tim mạnh nhất.
3.1.4 Chống oxy hóa, kháng khuẩn
Cọ xẻ chứa flavonoid cho thấy tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa. Chiết xuất từ lá cây cho thấy hiệu quả kháng khuẩn đối với B. subtilis, P. aeruginosa và C. albicans.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Rễ cây có vị ngọt, đắng, chát, tính mát.
Hạt của cây Cọ xẻ có vị đắng, tính lạnh, có ít độc.
Rễ cây có tác dụng chỉ thống, chỉ suyễn.
Lá cây có tác dụng chỉ huyết, chỉ hãn.
Hạt của cây có tác dụng lương huyết, kháng nhanh, chỉ thống, chỉ huyết.
3.2.2 Công dụng
Nhân dân Trung Quốc sử dụng rễ cây để làm thuốc trị háo suyễn, lá cây dùng trong trường hợp nan sản, tử cung xuất huyết theo công năng, nhau thai không xuống, lá cây đốt cháy thành than dùng ngoài khi bị chỉ hãn, uống khi bị đạo hãn, kinh nguyệt không dứt, huyết băng. Hạt dùng trị thũng nham, một số nơi dùng để trị mũi, họng, thực quản, ung thư máu, viêm gan mạn tính, bệnh bạch huyết.
4 Cây Cọ xẻ chữa bệnh gì?
4.1 Chữa u ác tính
30g hạt Cọ xẻ đem nấu cùng với 30g thịt lợn nạc, hầm trong 2 giờ và ăn.
4.2 Chữa chảy máu tử cung
Dùng cuống lá của cây Cọ xẻ đốt cháy thành tro, hòa với nước uống hoặc sao lên và nấu nước uống.
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả Kehar Singh và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2023). Botanical, phytochemical and pharmacological aspects of Livistona chinensis: A traditional Chinese plant, Science Direct. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Cọ xẻ, trang 569-570. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2024.