Cỏ Sữa Lá To (Cỏ Sữa Lông - Euphorbia hirta L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Chi(genus)

Euphorbia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Euphorbia hirta L.

Danh pháp đồng nghĩa

Euphorbia pilulifera L.

Cỏ Sữa Lá To (Cỏ Sữa Lông - Euphorbia hirta L.)

Cỏ sữa lá to thuộc dạng cây thảo, cây sống hàng năm hoặc một số cây sống nhiều năm. Nhân dân thường sử dụng cây để chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Cỏ sữa lá to

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Euphorbia hirta L.

Tên đồng nghĩa: Euphorbia pilulifera L.

Tên gọi khác: Cỏ sữa lông.

Họ thực vật: Thầu dầu Euphorbiaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Hình ảnh cây cỏ sữa lá to

Cỏ sữa lá to thuộc dạng cây thảo
Cỏ sữa lá to thuộc dạng cây thảo

Cỏ sữa lá to thuộc dạng cây thảo, cây sống hàng năm hoặc một số cây sống nhiều năm.

Cây có Nhựa mủ trắng.

Thân cây thuộc dạng mọc thẳng, đôi khi mọc gấp khúc. Thân có màu đỏ nhạt, bề mặt có phủ một lớp lông.

Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình mác, chiều dài mỗi lá của cây cỏ sữa lá to khoảng 2 đến 3cm, chiều rộng từ 7 đến 13mm. Gốc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa. Mặt dưới có lông màu xám.

Cuống lá có lông.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá tạo thành hình cầu, mỗi cụm hoa được cấu tạo bởi nhiều hoa nhỏ.

Quả thuộc dạng quả nang, quả có màu trắng nhạt, đường kính mỗi quả của cây cỏ sữa lá to khoảng 1,5mm.

Hạt có dạng hình trứng hoặc hình 4 cạnh, bề mặt hơi nhăn.

Mùa hoa quả của cây cỏ sữa lá to rơi vào tháng 5 đến tháng 10.

Cây có nhựa mủ trắng.
Cây có nhựa mủ trắng.

1.2 Thu hái và chế biến

Sử dụng toàn cây cỏ sữa lá to, sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

1.3 Cách trồng

Cỏ sữa lá to thường được trồng để nghiên cứu trong các vườn cây thuốc, viện nghiên cứu, bệnh viện, trạm xá, vườn trường.

Cây được nhân giống từ hạt, thời điểm gieo trồng thường là tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. Có thể trồng riêng hoặc trồng lẫn cùng với một số loại cây khác.

Cần lưu ý rằng, hạt của cây cỏ sữa lá to rất nhỏ nên cần phải làm đất kỹ để tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh. Hạt sau khi gieo nên được phủ một lớp rơm rạ và giữ cho đất đủ ẩm.

Có thể dùng phân chuồng, phân bón, nước giải để tưới cho cây.

1.4 Đặc điểm phân bố

Cỏ sữa lá to là loài thường được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới của Đông Nam Á
Cỏ sữa lá to là loài thường được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới của Đông Nam Á 

Cỏ sữa lá to là loài thường được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới của Đông Nam Á và Nam á trong đó có Việt Nam.

Tại nước ta, cây có địa hình phân bố rộng ở hầu khắp các tỉnh từ vùng núi đến trung du và đồng bằng.

Cỏ sữa lá to là loài ưa ẩm, ưa ánh sáng, có khả năng chịu bóng nhẹ, thường mọc cùng với các loài khác trên bãi cỏ hoang, vườn nhà,...

So với cỏ sữa lá nhỏ thì khả năng chịu hạn của cỏ sữa lá to bị hạn chế hơn. Vòng đời ngắn, chỉ kéo dài từ 3-5 tháng.

Cây sau khi kết quả sẽ bị tàn lụi.

Cây con thường mọc cùng với cây mẹ do khả năng phát tán của hạt bị hạn chế.

2 Thành phần hóa học

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

Trong thành phần của cỏ sữa lá to có chứa:

  • Cholin.
  • Acid shikimic.
  • Flavonoid.
  • Acid Phenolic.
  • Tanin.
  • Đường.
  • Acid amin.
  • Albumin.
  • Tinh dầu, alkaloid, chất nhựa.

Hoa tươi của cây có chứa acid ellagic.

3 Tác dụng - Công dụng của cây cỏ sữa lá to

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Tác dụng đối với amip và tác dụng kháng khuẩn

Toàn cây có tác dụng kháng amip khi nghiên cứu trên in vitro.
Toàn cây có tác dụng kháng amip khi nghiên cứu trên in vitro

Toàn cây có tác dụng kháng amip khi nghiên cứu trên in vitro.

Tiến hành chiết với cồn 45 độ hoặc 90 đã cho thấy tác dụng ức chế Entamoeba hartmannella.

3.1.2 Tác dụng khác

Cỏ sữa lá to đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng chống viêm, điều hòa huyết áp, hạ đường máu khi nghiên cứu trên động vật thí nghiệm.

Cỏ sữa lá to có tác dụng giảm co thắt hồi tràng cô lập ở chuột lang.

Thuốc không có tác dụng trên da nhưng lại gây kích ứng đối với niêm mạc dạ dày.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Cỏ sữa lá nhỏ có vị chua, tính mát, hơi the.

Tác dụng: Giải độc, thanh nhiệt, thông sữa, phong ngứa.

3.2.2 Công dụng

Mặt dưới lá
Mặt dưới lá

Cây cỏ sữa lá to trị xương khớp được không? Cỏ sữa lá to khi được nghiên cứu cho thấy tác dụng chống viêm nhưng tác dụng trị viêm khớp vẫn còn mơ hồ do đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Cây được sử dụng trong các trường hợp viêm ruột, kiết lỵ, mẩn ngứa, tắc tia sữa với liều dùng được khuyến cáo là 20-40g dược liệu khô, đem sắc lấy nước uống. Có thể nấu nước tắm trị mẩn ngứa, chàm da.

Chế viên cỏ sữa chứa cao chiết với các thành phần gồm:

  • Cỏ sữa lá to hàm lượng 0,5g.
  • Hoàng Đằng hàm lượng 1g.
  • Viên cỏ sữa này được dùng trong các trường hợp viêm ruột, tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, lỵ amip với liều dùng từ 8 đến 12 viên mỗi ngày. Trẻ em < 2 tuổi uống 1 viên mỗi ngày, trẻ em từ 3 đến 5 tuổi uống 2 viên mỗi ngày, trẻ em từ 6-7 tuổi uống 4 viên mỗi ngày, trẻ em từ 8-14 tuổi uống 5 viên mỗi ngày.
  • Thời gian điều trị thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

Không sử dụng cho phụ nữ có thai.

Y học cổ truyền Ấn Độ sử dụng cỏ sữa lá to ép lấy nước để trị nấm. Tinh dầu dưới dạng xà phòng dùng để trị viêm bàng quang gây ra bởi cầu khuẩn, làm thuốc xịt để đuổi muỗi là trị giun cho chó.

Nhân dân Tây Phi sử dụng cỏ sữa lá to để trị lỵ bằng cách hãm nước uống mỗi ngày trong 3 ngày hoặc sắc lấy nước uống bằng cách dùng 10-20g dược liệu khô hoặc 50-75g cây tươi đun với 1,5 lít nước, để sôi 20 phút rồi ngâm, ngày đầu sử dụng 05, lít, những ngày sau sử dụng 100ml. Tiến hành điều trị nhắc lại sau 15 ngày.

4 Chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn từ cây cỏ sữa lá to

Cỏ sữa lá to sử dụng 10g.

Cỏ nhọ nồi sử dụng 10g.

Rau Sam sử dụng 10g.

Lá nhót sử dụng 10g.

Búp ổi sử dụng 10g.

Chế thành thuốc bôi hoặc chế thành viên hoàn để uống, mỗi ngày uống 15g, ngày 2-3 lần.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích (Xuất bản năm 2006). Cỏ sữa lá to, trang 504-505, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cỏ Sữa Lá To (Cỏ Sữa Lông - Euphorbia hirta L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633