Cỏ Ngọt (Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl.)

46 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Cỏ Ngọt (Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl.)

Cỏ ngọt được biết đến khá phổ biến với công dụng làm thuốc thay thế đường trong bệnh đái đường và mập phì; chất điều vị trong công nghiệp thực phẩm. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Cỏ ngọt.

1 Giới thiệu về cây Cỏ ngọt

Cỏ Ngọt hay còn được gọi là Cúc ngọt, Cỏ đường, tên khoa học là Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl. (Eupatorium rebaudianum Bert.), Asteraceae (họ Cúc).

Vào thập kỷ 1960-1970, các nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản đã phát hiện ra rằng lá của cây Cỏ Ngọt (tên khoa học là Stevia rebaudiana) có vị ngọt đậm đà, nhưng uống vào lại không gây tăng đường huyết. Phát hiện này là một phát hiện mang tính đột phá cho sức khỏe, đặc biệt là những người tiểu đường bấy giờ! Tuy nhiên, cây cỏ ngọt chưa được sử dụng làm chất ngọt tự nhiên do nghi ngờ về tác dụng và các quy định nghiêm ngặt. Để trở nên thông dụng như hiện nay, cây cỏ ngọt đã phải trải qua rất nhiều quy trình nghiên cứu, nỗ lực không ngừng nghỉ đến từ các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu. Nhưng cuối cùng, Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl, Asteraceae cuối cùng đã được chấp nhận là chất làm ngọt tự nhiên và trở thành lựa chọn hàng đầu cho những đối tượng "thích ngọt" nhưng cũng muốn giảm đường trong chế độ ăn uống.

Cây cỏ ngọt - Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl. – Asteraceae
Cây cỏ ngọt - Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl. – Asteraceae

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây thảo lưu niên, chiều cao của cây dao động từ 30 đến 50cm, thỉnh thoảng có thể đạt tới 120cm. Thân của cây mảnh và mọc thẳng đứng, có rãnh dọc và có lông lún phún với đường kính khoảng từ 5 đến 8mm. Lá mọc đối và có phiến hình thuôn-ngọn giáo, dài khoảng từ 3 đến 7cm và rộng khoảng từ 0,8 đến 1,9cm. Mặt lá hai bên được phủ lông mịn và mép lá có răng cưa tù. Cuống lá dài khoảng từ 0,3 đến 0,5cm. Hoa cây được tập hợp trong cụm hoa đầu hình ngù, xuất hiện ở ngọn hoặc ở nách lá. Mỗi cụm hoa đầu bao gồm 5 hoa nhỏ đồng hình và lưỡng tính, với tổng cộng 5-6 lá bắc. Đế hoa của cây là phẳng và không có lông. Hoa có hình ống, màu trắng với phần phớt hồng. Quả bế rất nhỏ.

Cây Cỏ ngọt là cây gì

1.2 Thu hái và chế biến

Tên dược liệu: Lá - Folium Steviae, được thu hái quanh năm và phơi khô.

Miêu tả dược liệu: Lá có hình dạng trái xoan hẹp hoặc hình trứng ngược, có màu xanh lục vàng với kích thước dao động từ 2,5 đến 6,0cm chiều dài và từ 1,0 đến 1,8cm chiều rộng. Cả hai mặt của lá đều có lông mịn và mép lá có khía răng cưa. Mặt trên của lá có ba gân nổi rõ xuất phát từ cuống lá, gân phụ có nhánh phân cành. Vị của lá rất ngọt.

Cỏ ngọt
Cỏ ngọt

1.3 Đặc điểm phân bố

Cỏ ngọt được nhập vào nước ta từ năm 1988, có nguồn gốc ở Paraguay. Hiện nay, loại cây này đã thích ứng được với nhiều vùng khí hậu khác nhau tại Việt Nam và sinh trưởng rất tốt. Có thể trồng bằng hạt, tách bụi hoặc giảm cành. Sau khi trồng một lần, cây có thể thu hoạch trong vòng 5-10 năm. Năng suất hàng năm khoảng 2-4 tấn lá khô trên mỗi hecta (với 3-4 đợt thu hoạch). Cỏ ngọt có thời gian ra hoa và có quả từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Cây có phân bố ở nhiều địa phương trong nước như Thái Nguyên, Hà Nội, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Dương và cũng được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Inđônêxia.

2 Thành phần hóa học

Lá của cây chứa các dẫn xuất diterpen heterosid của phyllocladen gồm steviosid (chiếm 7%), rebaudiosid và dulcosid. Trong đó, steviosid có độ ngọt cao gấp 150-280 lần so với đường sucrose (tuy nhiên con số này thay đổi tùy thuộc vào từng nghiên cứu). Khi bị thủy phân, steviosid sẽ chuyển hóa thành 3 phân tử là steviol và isosteviol.

Hình ảnh cây Cỏ ngọt

3 Tác dụng - Công dụng của cây Cỏ ngọt

3.1 Tác dụng dược lý

Các tác dụng của lá bao gồm giảm đường huyết và bảo vệ gan thận trên mô hình chuột gây đái tháo đường bằng streptozotocin. Steviosid cũng có tác dụng giãn mạch toàn thân rõ rệt và kháng khuẩn với P. aeruginosa và P. vulgaris. Ngoài ra, lá còn có tác dụng hỗ trợ phòng chống tăng huyết áp, ung thư vú và bệnh lao, cũng như kháng khuẩn, kháng nấm, bảo vệ thận, phòng ngừa tiểu đường và hiệu quả với bệnh bạch tạng.

3.2 Vị thuốc Cỏ ngọt - Công dụng theo y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Thảo mộc Cỏ ngọt có vị ngọt đặc trưng, được biết đến với tính năng hỗ trợ giảm đường huyết và giảm cân. Theo các nghiên cứu trên chuột thí nghiệm, nó không có độc tính.

3.2.2 Công dụng của Cỏ ngọt

Người dân Paraguay đã sử dụng Cỏ ngọt thay thế đường từ lâu. Sau khi phát hiện ra steviosid, Cỏ ngọt được trồng rộng rãi để sản xuất các chất thay thế đường trong công nghiệp thực phẩm (được sử dụng làm chất điều vị trong bánh kẹo, nước giải khát), và trong công nghiệp dược phẩm (được sử dụng làm thuốc thay thế đường cho bệnh đái đường và béo phì).

Bột lá cỏ ngọt khô được sử dụng để làm chất điều vị ngọt cho trà túi lọc, trà thuốc hoặc chiết xuất tinh thể steviosid dùng cho các nhu cầu trong đời sống. Ở Việt Nam, đã có một số sản phẩm từ Cỏ ngọt như Trà Actiso Stevia, Trà sâm quy Stevia (bao gồm Sâm khu 5, Tam Thất, Đương Quy, Thục Địa, Táo, Long nhãn, Ngũ gia bì và Cỏ ngọt), Trà Nhân Trần, Thảo Quyết Minh Cỏ ngọt và Trà túi lọc Sotevin (bao gồm Dừa Cạn, hoa Cúc, Hoa Hòe và Cỏ ngọt). Chất steviosid có tiềm năng làm chất dịu vị và steviol là chất chống nội tiết tố yếu (điều này không ngạc nhiên khi xét đến chuỗi tricyclic của steviol và mối liên hệ tới việc các phụ nữ Mỹ sử dụng Cỏ ngọt như thuốc tránh thai).

Uống trà Cỏ ngọt có béo không

3.3 Uống trà Cỏ ngọt có tốt không?

3.3.1 Cách nấu nước Cỏ ngọt

Để chuẩn bị nước cỏ ngọt, trước tiên cần tráng rửa sạch bình đun và thảo mộc. Sau đó, đun sôi 10-15 gram cỏ ngọt với 1-1.5 lít nước sạch trong khoảng từ 5-10 phút. Có thể thưởng thức nóng hoặc với đá lạnh. Nếu muốn hãm cỏ ngọt bằng nước sôi, cần tráng rửa ấm pha trà (hoặc bình giữ nhiệt) và thảo mộc trước khi sử dụng. Sau đó, hãm cỏ ngọt với nước sôi trong khoảng từ 5-7 phút.

3.3.2 Tác dụng của trà Cỏ ngọt

Trà Cỏ ngọt là một loại trà được tạo ra từ cây Stevia, một loại cây có lá ngọt tự nhiên. Lá của cây Stevia được sử dụng để tạo ra một chất lượng ngọt hơn đường mà không tăng đường huyết. Trà Cỏ ngọt có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, bao gồm:

  • Giảm đường huyết: Stevia giúp kiểm soát đường huyết và giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
  • Giảm cân: Stevia không chứa calo và không gây tăng đường huyết, vì vậy nó là một lựa chọn tốt cho những người muốn giảm cân.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Stevia chứa các chất chống oxy hóa và Vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Stevia có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó tiêu.
  • Điều trị viêm: Các chất trong Stevia có tác dụng kháng viêm và có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm.
Bột và trà Cỏ ngọt

4 Bài thuốc từ Cỏ ngọt

4.1 Bài thuốc bổ và chữa dị ứng

Lấy 6kg lá cỏ ngọt để ngâm vào nồi đất, đồ sành hoặc đồ Sắt tráng men, sau đó nấu cạn đi một nửa, gạn lấy nước, thêm nước mới và làm như vậy 3 lần. Trộn 3 nước lại với nhau và cô đặc để tạo ra cao. Ngày dùng 2-3 thìa cao này.

4.2 Bài thuốc chữa viêm gan nhiễm trùng

Lấy 9g lá cỏ ngọt, 30g nhân trần, 9g Trạch Tả, 9g dành dành và 12g Phục Linh. Cho tất cả vào 450ml nước, sắc còn 200ml và chia thành 3 lần để uống trong ngày.

4.3 Bài thuốc chữa viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh về máu

Lấy 6g lá cỏ ngọt, 4,5g Trần Bì, 3g Gừng, 4,5g hậu phác, 1,5g Cam Thảo và 3g toan táo nhân. Cho tất cả vào 600ml nước, sắc rồi lọc và chia thành 3 lần để uống trong ngày.

4.4 Bài thuốc dành cho người bệnh tiểu đường

Lấy 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước và dùng hai lần trong ngày.

4.5 Bài thuốc dành cho người bị béo phì

Dùng 7,5g lá cỏ ngọt khô để sắc uống hàng ngày và sử dụng liên tục.

4.6 Bài thuốc chữa tăng huyết áp

Hàng ngày, đun sôi nước dừa cạn, hoa cúc, hoa hòe và lá cỏ ngọt rồi uống.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Cỏ ngọt trang 74 - 75, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  2. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Cỏ ngọt trang 90 - 91, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  3. Tác giả Victoria Peteliuk và cộng sự (Đăng ngày 22 tháng 09 năm 2021). Natural sweetener Stevia rebaudiana: Functionalities, health benefits and potential risks, PubMed. Truy cập ngày 28 tháng 02 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cỏ Ngọt (Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl.)

Trà Linh Chi Túi Lọc Minh Dũng
Trà Linh Chi Túi Lọc Minh Dũng
Liên hệ
Inner Supple (Dạng nước)
Inner Supple (Dạng nước)
Liên hệ
Cvincep nấm Đông Trùng Hạ Thảo
Cvincep nấm Đông Trùng Hạ Thảo
Liên hệ
Matti Mum
Matti Mum
Liên hệ
Hạ An
Hạ An
Liên hệ
ICE Cool Sadipha
ICE Cool Sadipha
Liên hệ
Fomeal Care Soup Uống Vi Chất
Fomeal Care Soup Uống Vi Chất
Liên hệ
Children’s Echinacea & Zinc Lozenjets
Children’s Echinacea & Zinc Lozenjets
950.000₫
Trà Gừng Bảo Long
Trà Gừng Bảo Long
72.000₫
Viên uống Halviva
Viên uống Halviva
200.000₫
Trà búp ổi non Sunrise Beauty
Trà búp ổi non Sunrise Beauty
95.000₫
Trà cỏ ngọt Econashine (Lọ thủy tinh)
Trà cỏ ngọt Econashine (Lọ thủy tinh)
45.000₫
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633