Cỏ May (Chrysopogon aciculatus)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Monocots (Thực vật một lá mầm)

Bộ(ordo)

Poales (Lúa)

Họ(familia)

Poaceae (Lúa)

Chi(genus)

Chrysopogon

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.

Cỏ May (Chrysopogon aciculatus)

Cây Cỏ May còn có tên gọi khác là Châm Thảo, là loại thực vật thuộc họ Lúa, dạng cây thảo, có kích thước nhỏ, được sử dụng để làm thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về cây Cỏ May

1 Hoa cỏ may là cây gì?

Hoa Cỏ May
Hoa Cỏ May

Tên gọi khác: Châm Thảo, Hất Dạ.

Tên khoa học: Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.

Họ thực vật: Họ Lúa Poaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Cỏ May là dạng cây thảo, kích thước nhỏ, có khả năng sống lâu năm.

Cỏ May thường chỉ cao từ 20 đến 60cm.

Thân rễ dài, mọc bò.

Thân mảnh, phân nhánh.

Lá Cỏ May xếp thành 2 dãy, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, lá xếp sát nhau hình dải. Mép lá uốn lượn.

Bẹ nhỏ, mềm.

Cụm hoa dạng chùy kéo, mọc dài trên một cán mảnh, thẳng đứng. Cán dài từ 10 đến 20cm.

Dưới đây là hình ảnh cây Cỏ may:

Cây Cỏ May thường được trồng ở ven mương, ven bờ đê
Cây Cỏ May thường được trồng ở ven mương, ven bờ đê

Mỗi nhánh mang một bông hoa nhỏ lưỡng tính và hai bông hoa trung tính hoặc hoa đực.

Bông hoa lưỡng tính không có cuống, có lông, hình dải, nhị 3.

Bông hoa đực nhẵn, hẹp.

Quả hình dải.

Mùa hoa rơi vào tháng 4 đến tháng 12.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thu hái quanh năm, phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cỏ May là cây có đặc điểm ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt. Cây thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau.

Khi mọc thường mọc thành thảm dày, khó phân biệt được từng cá thể.

Nhờ bộ rễ phát triển mạnh, khả năng chịu được sự giẫm đạp nên cây thường được trồng ven bờ đê hoặc các kênh mương để hạn chế tình trạng xói mòn và lở đất.

Quả có lông dễ mắc vào quần áo và lông của động vật để phát tán khắp nơi.

2 Tác dụng - Công dụng của cây Cỏ may

Rễ và hoa Cỏ May
Rễ và hoa Cỏ May

2.1 Tác dụng dược lý

Chưa có nghiên cứu.

2.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

2.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Theo Y học cổ truyền, Cỏ May có vị ngọt, hơi đắng, tính mát.

Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp.

2.2.2 Công dụng

Nhân dân ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thường sử dụng Cỏ May để chữa các bệnh lý liên quan đến gan.

Cách dùng: Sử dụng toàn cây Cỏ May (bao gồm cả rễ), rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 500ml nước cho đến khi còn 250ml, chia làm nhiều lần uống trong ngày, uống trong 4-5 ngày sẽ thấy có kết quả.

Nhân dân vùng Thừa Thiên - Huế lại sử dụng Cỏ May để chữa giun đất.

Cách dùng: Sử dụng 20g quả Cỏ May sao vàng, sắc với 500ml nước, lọc bỏ bã, đun đến khi còn 150ml, uống hết sau khi ăn.

Theo Tuệ Tĩnh, rễ của cây Cỏ May có tác dụng chữa khí hư.

Cách dùng: 40g rễ Cỏ May rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ, sắc với 200ml nước cho đến khi còn 50ml, uống lúc đói.

Người dân Trung Quốc sử dụng Cỏ May để chữa sốt, say nắng, cảm mạo,...

Người dân Malaysia sử dụng Cỏ May với Cỏ Tranh đốt thành tro, dùng để chữa thấp khớp.

Người dân Indonesia sử dụng Cỏ May để làm thuốc giải độc.

Người dân Philippin sử dụng nước sắc Cỏ May có tác dụng lợi tiểu.

3 Cách trị bệnh từ cây Cỏ May

Chữa cảm mạo, tiểu tiện khó khăn, sốt, viêm đường hô hấp trên: Cỏ May, Tam Trúc Diệp, mỗi vị 15g, 9g Hồ Lô Trà, sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày.

4 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam (tập 1). Cỏ May, trang 489-490. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cỏ May (Chrysopogon aciculatus)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633