Cỏ lan chi (Chlorophytum Bichetii)
0 sản phẩm
Dược sĩ Lệ Mỹ Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Cỏ lan chi là một loại cây có dáng thanh mảnh, có nguồn gốc xuất xứ từ các vùng ven biển Nam Phi. Ngày nay nó được trồng tương đối phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ý nghĩa về phong thủy, có cũng đem lại nhiều giá trị về mặt y học. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại cây này.
1 Giới thiệu về cây Cỏ lan chi
1.1 Tên khoa học của cây Cỏ lan chi
Cây Cỏ lan chi có tên khoa học: Chlorophytum Bichetii, thuộc họ Asparagaceae (Họ măng tây)
Cỏ lan chi còn có một số tên gọi khác như cây dây nhện, cây lan móc,...
1.2 Mô tả thực vật
Bộ phận | Mô tả |
Toàn thân | Cây thuộc thân thảo, thường mọc thành bụi nhỏ với chiều cao khoảng từ 30 - 50cm. Cây cỏ lan chi thường chỉ gồm 1 thân rễ ngắn, từ đó phát triển thành củ thịt phình to, củ này có thể tách ra khỏi thân. Cây có tốc độ phát triển tương đối nhanh khi trồng ở mặt đất, tuy nhiên nó ít phát triển hơn khi trồng ở trong chậu. Cỏ lan chi là loại cây ưa bóng, do đó lá dễ bị ngả vàng khi đặt nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. |
Lá | Lá Cỏ lan chi có dạng hình giáo, thuôn dài, có màu xanh bóng và hai dải màu trắng theo mép lá. |
Hoa | Hoa có màu tím nhạt, ngoài ra hoa có thể có màu trắng, thường có số lượng là 6 cánh. |
Quả | Quả nang có vỏ và có hạt màu đen |
2 Cây Cỏ lan chi thường phân bố ở đâu?
Cỏ lan chi có nguồn gốc từ các các vùng ven biển Nam Phi, sau đó được nhân giống và trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,...
Tại Việt Nam, Cỏ lan chi được trồng nhiều và có ở khắp nơi.
3 Công dụng của cây Cỏ lan chi
3.1 Dùng làm cây cảnh
Cỏ lan chi mang ý nghĩa phong thủy. Theo quan niệm dân gian, cỏ lan chi là biểu tượng cho sự kiên trì, sức sống bền bỉ, luôn hướng về phía trước. Ngoài ra, nó được tin tưởng rằng sẽ giúp gia chủ xua đuổi những cái xấu ảnh hưởng đến gia đình, mang lại sự bình yên cho căn nhà.
Nhiều người băn khoăn cỏ Lan chi hợp mệnh gì? Thực ra nhà nào cũng có thể trồng loại cây này nhưng vì tính chất xanh mướt của cây thì cỏ Lan chi hợp mệnh Thủy và hợp với người tuổi Mùi.
3.2 Giúp thông thoáng khí
Ngoài công dụng làm cây cảnh, cây Cỏ lan chi thường được trồng trong nhà với mục đích giúp làm thông thoáng khí. Cây có khả năng thanh lọc không khí cũng như hút các chất độc như khí cacbonic rất tốt.
3.3 Tác dụng làm thuốc
Trong y học, Cỏ lan chi có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu, tiêu chảy,...Ngoài ra thân của loại cây này có tác dụng tiêu viêm, hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc. Sử dụng nó đắp lên vết thương cũng giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
4 Chăm sóc cây Cỏ lan chi như thế nào?
Để cây Cỏ lan chi phát triển tốt, người trồng cây cần chú ý các yếu tố sau đây:
- Về đất trồng: Chọn đất tơi xốp, có nhiều chất dinh dưỡng để trồng cây, nên trộn thêm phân chuồng cho cây khi trồng. Sau 3-4 tháng có thể bón phân một lần.
- Về ánh sáng: Cây lan chi là cây ưa bóng, do đó nên đặt nó ở nơi có ánh sáng nhẹ, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiệt độ cao sẽ khiến cây bị héo, khô.
- Về nhiệt độ, độ ẩm: Điều kiện nhiệt độ thích hợp giúp cây phát triển tốt là 18-24 độ C, độ ẩm thích hợp khoảng 50-70%.
- Về nước: Cần tưới nước cho cây vừa phải bằng bình xịt. Tránh tưới quá nhiều nước vì có thể gây hiện tượng úng rễ cây.
- Về cắt tỉa: Nên cắt tỉa cho cây khoảng 1 lần mỗi tháng để cây có thể phát triển tốt.