Cỏ Lạc (Cỏ Đậu Phộng, Cỏ Đậu)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Chi(genus)

Arachis

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Arachis pintoi

Cỏ Lạc (Cỏ Đậu Phộng, Cỏ Đậu)

1 Giới thiệu về cây Cỏ lạc

Tên khoa học: Arachis pintoi

Tên gọi khác: Cỏ đậu, Cỏ đậu phộng, Đậu phộng kiểng, Hoàng phụng.

Họ thực vật: Đậu Fabaceae.

Cây Cỏ lạc
Cây Cỏ lạc

1.1 Đặc điểm thực vật

Thân thảo sống lâu năm, thân bò, rễ cọc khỏe, phát triển tạo thành một thảm cỏ lạc dày.

Cây khi còn non mọc thẳng, các nhánh bên nằm ngang, rễ mọc ở các đốt, chiều cao mỗi cây có thể lên đến 50cm tùy thuộc vào môi trường sống và nguồn gốc của cây.

Lá kép lông chim, 4 lá chét có dạng hình bầu dục, lá có màu xanh lục, ở giữa có gân trắng nổi rõ. Cuống lá có bẹ ôm lấy thân.

Hoa mọc đơn độc, hoa có màu vàng đặc trưng, mọc nổi bật lên nền lá xanh. Cuống hoa dài mảnh, cánh cờ lớn. Tuy nhiên, hoa nhanh tàn, hiếm khi thấy quả.

Hoa của cây Cỏ lạc
Hoa của cây Cỏ lạc

1.2 Đặc điểm phân bố

Cây phân bố ở Nam Mỹ, tại các vùng nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới, độ cao phân bố lên đến 1400 mét so với mực nước biển.

Cỏ lạc có tốc độ sinh trưởng nhanh, là loài cây ưa sáng, có khả năng chịu được khô hạn, đặc biệt thích hợp trồng ở khu vực đất cát. Thường được trồng để trang trí vườn, cây có thể nhân giống bằng cách giâm cành.

Cỏ lạc có thể phát triển ở những khu vực có lượng mưa hàng năm trên 1100 mm nhưng phát triển tốt hơn ở những nơi có lượng mưa trên 1500 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm thích hợp là từ 21 đến 22 °C. Cây có khả năng thích nghi với nhiều loại đất, từ cát đến đất sét, tốt nhất là thoát nước tốt, có độ phì nhiêu từ thấp đến trung bình. Độ pH của đất có thể dao động từ 4,5 đến 7 nhưng cỏ lạc phát triển tốt hơn ở độ pH trên 5,4.

Hoa của cây Cỏ lạc
Hoa của cây Cỏ lạc

2 Cách trồng cây Cỏ lạc

Cỏ lạc là loài cây được du nhập vào nước ta, có hoa đẹp, dễ trồng, dễ chăm sóc do đó thường được trồng để làm đẹp trong các vườn trống, khu đô thị,...

Kỹ thuật trồng cỏ lạc cũng tương đối đơn giản, cụ thể như sau:

Chuẩn bị giống

Chọn cành giống tươi, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Có thể chọn những cây đã ra rễ, phát triển ổn định

Cây giống cần để trong bóng râm, tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây, tránh sự mất nước khiến cây héo úa

Đối với cành giống thì ngâm cành trong nước pha thuốc kích rễ, đối với bầu cây thì cần tưới nước trước khi trồng

Kỹ thuật trồng

Làm đất, để cây mọc đều, tạo thành thảm cỏ lạc đẹp thì lúc làm đất cần san phẳng, loại bỏ cỏ dại, phủ một lớp cát mỏng bên trên. Tạo rãnh, đặt cành vào đất, để nghiêng q góc 30 độ, các cây cách nhau 20cm, các hàng cách nhau 25cm

Lấp đất, tưới nước đảm bảo độ ẩm cho cây

Chăm sóc

Cây không cần chăm sóc nhiều, có thể trồng quanh năm, Cỏ lạc sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau

3 Cây cỏ lạc có tác dụng gì?

Hoa của cây Cỏ lạc
Hoa của cây Cỏ lạc

Cỏ lạc có tác dụng giữ ẩm, tăng độ phì nhiêu của đất, do đó có thể trồng ở dưới gốc của các loại cây ăn quả để tăng năng suất.

Ngoài ra, Cỏ lạc thường được trồng để tạo thành thảm cỏ, thảm cỏ có đặc điểm là có một màu xanh mát đặc trưng, điểm xuyết trên nền xanh là những bông hoa vàng rực rỡ, tạo cảnh quan đẹp cũng như tạo được môi trường sinh thái tốt.

Lá cây
Lá cây

Dưới đây là một số tác dụng của cây Cỏ lạc:

  • Trong trồng trọt: Giữ ẩm cho đất, che phủ đất, cải tạo đất trồng, tạo ra hệ sinh thái cho các loài vi sinh vật có lợi, cải thiện độ phì nhiêu của đất, có thể trồng làm phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho các loài thực vật khác.
  • Trong chăn nuôi: Là thức ăn cho gia cầm, gia súc như gà, lợn.
  • Trong cảnh quan: Trang trí khu đất trồng, công viên, khuôn viên khu đô thị,...
Lá cây
Lá cây

4 Tác dụng của cỏ lạc đối với sức khỏe

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2020 đã cho thấy rằng, Cỏ lạc Arachis pintoi là nguồn nguyên liệu để chiết xuất resveratrol. Hoạt chất này có đặc tính chống oxy hóa, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như các bệnh lý mãn tính như tim mạch, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư,...

Lá cây
Lá cây

5 Tài liệu tham khảo

Phuong Vu và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2020). NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÂY CỎ LẠC (ARACHIS PINTOI KRABOV & WCGREGORY) LÀM NGUỒN NGUYÊN LIỆU THU NHẬN RESVERATROL TẮT, Research Gate. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cỏ Lạc (Cỏ Đậu Phộng, Cỏ Đậu)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633