Cò Ke (Cây Mé, Chu Ca - Microcos tomentosa)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Magnoliophyta (Thực vật có hoa) Magnoliopsida (Thực vật có mạch) |
Bộ(ordo) | Malvales (Bông) |
Họ(familia) | Tiliaceae (Đay) |
Chi(genus) | Microcos |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Microcos tomentosa Sm. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Grewia paniculata Roxb. |
Cây Cò Ke có tên khoa học là Microcos tomentosa Sm. Cò Ke là loài cây ưa sáng, thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới trên thế giới, dùng để chữa hoàng đàn, rết cắn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Cò Ke
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Microcos tomentosa Sm.
Tên gọi khác: Chu Ca, Cây Mé.
Tên đồng nghĩa: Grewia paniculata Roxb.
Họ thực vật: Đay Tiliaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Hình ảnh cây Cò ke
Cò Ke thuộc dạng cây nhỡ hay cây to, chiều cao khoảng 6 đến 12 mét, có khi hơn.
Cành không mọc thẳng, khi còn non, cành non có lông màu hung, sau phát triển nhẵn và có khía.
Lá mọc so le, phiến lá có dạng hình bầu dục, chiều dài khoảng 15cm, chiều rộng 6cm, gốc lá tròn, đầu lá bằng hoặc hơi lõm. Cuống lá ngắn.
Tại phần đầu của lá có răng cưa, 3 gân chính xuất phát từ gốc, gân có lông.
Cụm hoa mọc thành chùm chùy ở đầu cành, chiều dài cụm hoa khoảng 13 đến 15cm. Hoa có màu trắng hơi ngà, cụm hoa gồm nhiều hoa. Đài 5, tràng 5.
Bầu 3 ô, có lông.
Trái cò ke có dạng hình cầu, màu đen, có 1 hạt.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 đến tháng 8.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ, vỏ thân và lá.
1.3 Đặc điểm phân bố
Chi Grewia L. trên thế giới có khoảng vài chục loài, thường được tìm thấy chủ yếu ở các vùng nhiệt đới của châu Á. Tại nước ta, đã tìm thấy khoảng 24 loài, phân bố rải rác khắp nơi.
Cò Ke phân bố phổ biến ở các nước nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á như Malaysia, Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Tại nước ta, cây được tìm thấy ở các tỉnh thuộc miền núi và trung du, đặc biệt là các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An đến Tây Nguyên.
Cò Ke có bản chất là cây ưa sáng, phát triển nhanh, thường mọc trong các quần hệ cây bụi trong đồi, nương rẫy hoặc rừng thứ sinh. Cò Ke phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm, có đặc điểm là ra hoa quả nhiều. Cây mọc từ hạt, sau khoảng 2-3 năm chiều cao có thể lên đến 2 mét và bắt đầu ra hoa.
Do ưa sáng nên những cây bị che mất ánh sáng bởi những cây to hơn thường có xu hướng kém phát triển hơn.
2 Công dụng theo Y học cổ truyền
2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Vị chua, chát, mát, tính bình.
Tác dụng: Giải độc, thanh nhiệt, trừ chướng, tiêu thực.
2.2 Công dụng
Cò Ke mới chỉ được sử dụng để làm thuốc trong phạm vi nhân dân.
Rễ cây sau khi thu hái về đem rửa sạch, thái thành từng lát mỏng sau đó phơi khô. Sử dụng 8-10 rễ khô đem sắc với 200ml nước cho đến khi còn 50ml uống để chữa ho, đau bụng.
Vỏ thân của cây đem cạo sạch lớp vỏ ngoài, sau đó thái mỏng, phơi khô. Sử dụng 8g vỏ thân Cò Ke cùng với 8g Hậu Phác Nam, 8g vỏ cây Củ Dền và 6g rễ cây Găng Trắng. Sắc lấy nước uống để chữa sổ mũi, cảm lạnh.
Nhân dân một số nơi sử dụng lá của cây Cò Ke, đem nấu lấy nước uống để giải khát và ăn quả của cây để tẩy giun.
Một số tài liệu nước ngoài đã ghi chép rằng, nhân dân Malaysia sử dụng nước sắc từ rễ của cây để chữa sốt, nước hãm hoặc nước ép từ lá của cây để chữa đau bụng. Lá sau khi giã nát để chữa ghẻ ngứa. Nhân dân Indonesia sử dụng lá giã nát để chữa tưa lưỡi. Nhân dân Ấn Độ sử dụng Cò Ke để chữa mẩn ngứa, tiêu hóa kém. Nhân dân Trung Quốc sử dụng lá cây để chữa đầy bụng với liều dùng là 30-60g lá cây tươi, đem sắc lấy nước uống.
3 Cây cò ke trị bệnh gì?
3.1 Chữa hoàng đản
60g lá Cò Ke.
120g tiết lợn.
Đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 lần, uống liên tục trong vòng 6 ngày.
3.2 Chữa rết cắn
15-30g lá Cò Ke.
Đem sắc lấy nước uống.
4 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cò Ke, trang 472-473. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.