Cỏ Ba Lá Đỏ (Chẽ Ba Đỏ - Trifolium pratense)
3 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Oanh Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Fabales (Đậu) |
Họ(familia) | Fabaceae (Đậu) |
Chi(genus) | Trifolium |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Trifolium pratense L. |
Cỏ ba lá đỏ còn được gọi là Chẽ ba đỏ là loài dược liệu có công dụng điều hòa nội tiết tố, ngăn ngừa sự phát triển của u xơ tử cung, phòng và điều trị loãng xương, chống ung thư. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Cỏ ba lá đỏ
1 Giới thiệu về cây Cỏ Ba Lá Đỏ
Tên khoa học: Trifolium pratense L.
Tên gọi khác: Chẽ ba đỏ.
Họ thực vật: Đậu Fabaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cỏ ba lá đỏ thuộc dạng cây thảo sống lâu năm, thời gian sinh trưởng 2-5 năm (có thể lâu hơn.
Rễ cây đâm sâu dưới mặt đất. Thân cây có dạng hình trụ, mọc thẳng, trên bề mặt có lông bao phủ.
Lá kép mọc so le, lá kèm có dạng hình trứng. Mỗi là có 8-9 gân mỗi bên.
Cuống lá ngắn, dài khoảng 1,5mm.
Cụm hoa hình cầu hoặc hình trứng, ở ngọn cành, không có cuống hoặc cuống rất ngắn, các lá kèm mọc thành hình lá bắc, có 30-70 hoa, đài hoa có ít cuống, hình chuông, có lông nhung, tràng hoa có màu từ đỏ tía đến đỏ nhạt. Cánh hoa ngắn, bầu nhụy hình bầu dục, kiểu sợi mảnh và có 1-2 noãn.
Quả hình trứng, thường có 1 hạt dẹt.
1.2 Thu hái và chế biến
Dưới đây là hình ảnh cây cỏ ba lá đỏ
Bộ phận dùng: Hoa và lá cây.
Thời điểm thu hái: Vào sáng sớm, rửa sạch dưới vòi nước sau đó để ráo, phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cỏ ba lá đỏ là loài ưa khí hậu mát mẻ, ẩm ướt, thích hợp sinh trưởng ở những nơi không quá nóng vào mùa hè và không quá lạnh vào mùa đông. Cỏ ba lá đỏ sinh trưởng và phát triển kém khi nhiệt độ vượt quá 35°C, lá úa vàng, cây có dấu hiệu tàn lụi khi nhiệt độ môi trường trên 40 độ C. Cỏ ba lá đỏ có khả năng chịu ẩm tốt nhưng chịu hạn kém.
2 Thành phần hóa học
Một số thành phần trong Cỏ ba lá đỏ có thể kể đến như:
- Formononetin (FMNT).
- Coumestrol.
3 Tác dụng của cây cỏ ba lá đỏ
Cỏ ba lá đỏ có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, có thể kể đến như:
3.1 Tác dụng chống viêm và diệt khuẩn
Cỏ ba lá đỏ có tác dụng loãng đờm, giảm co thắt, điều trị ho trong các trường hợp viêm phế quản. Phấn hóa có tác dụng kháng khuẩn, chống lại một số trực khuẩn Gram âm và được sử dụng để điều trị các tình trạng như chàm da, bỏng, vảy nến. Toàn bộ cây được dùng để làm thuốc bôi ngoài da điều trị loét.
3.2 Tác dụng tương tự estrogen
Cỏ ba lá đỏ có cơ chế điều hòa hai chiều, khi nồng độ estrogen của cơ thể tăng cao, Cỏ ba lá đỏ sẽ ức chế sự tiết hormone và ngược lại, cỏ ba lá đỏ có tác dụng dược lý giống estrogen khi nồng độ estrogen trong cơ thể thấp. Về mặt lâm sàng, Cỏ ba lá đỏ không chỉ được sử dụng để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt khi nồng độ estrogen ở phụ nữ tăng lên mà còn điều trị hội chứng mãn kinh và mãn kinh khi nồng độ estrogen giảm. Ngoài ra, Cỏ ba lá đỏ còn có thể điều trị các bệnh liên quan đến estrogen như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và loãng xương.
3.3 Tác dụng chống ung thư
Isoflavone là thành phần chính của Cỏ ba lá đỏ. Isoflavone là chất oxy hóa mạnh có thể loại bỏ các gốc tự do và có tác dụng chống ung thư.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng isoflavone cỏ ba lá đỏ có tác dụng ức chế COX-2 và thể hiện hoạt động chống ung thư bằng cách ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp prostaglandin E2 và/hoặc Thromboxane B2 trong đại thực bào đơn nhân. Nghiên cứu hiện tại cho thấy thành phần isoflavone của cỏ ba lá đỏ cũng có thể gây ra apoptosis trong tế bào ung thư, từ đó cho thấy hoạt động chống ung thư và tác dụng của nó đối với ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt là đặc biệt rõ ràng.
3.4 Tác dụng chống oxy hóa và chống lão hóa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng isoflavone cỏ ba lá đỏ có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ và loại bỏ gốc tự do mạnh mẽ.
3.5 Phòng ngừa và điều trị loãng xương
Loãng xương là một bệnh toàn thân có đặc điểm là mất xương và thay đổi cấu trúc mô xương, dễ dẫn đến gãy xương. Bệnh này phổ biến hơn ở phụ nữ sau mãn kinh và đàn ông lớn tuổi. Cỏ ba lá đỏ có tác dụng phòng ngừa và điều trị loãng xương phụ thuộc vào liều lượng.
4 Một số cách trị bệnh từ cây Cỏ Ba Lá Đỏ
4.1 Chữa ho hen
10-15 cụm hoa.
300ml nước.
Sắc cho đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
4.2 Chữa sốt cao, mất ngủ
15-20 cụm cây chẽ ba lá đỏ.
400ml nước.
Sắc đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
5 Tài liệu tham khảo
Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội, tập 1. Cỏ ba lá, trang 980.
Tác giả Anna Gościniak và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2023). Multidirectional Effects of Red Clover (Trifolium pratense L.) in Support of Menopause Therapy, NCBI. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2024.