Chuối Hột (Musa brachycarpa Back.)
7 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Chuối hột được biết đến như một vi thuốc đa năng, có tác dụng chữa trị nhiều bệnh như tiểu đường, sỏi thận, táo bón ... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về cây chuối hột.
1 Giới thiệu về cây chuối hột
Cây chuối hột, còn hay được gọi là chuối chát có danh pháp khoa học là Musa brachycarpa Back., thuộc họ chuối (Musaceae)
1.1 Mô tả cây chuối hột
Cây chuối hột rừng là cây thân thảo có thân rễ to (gọi là củ chuối), lá dài 1-1,5m, có cuống mập hình máng, gân giữa lá to, lồi lên và gân phủ song song.
Cụm hoa mọc từ thân rễ trên mộ thân thật xuyên qua thân giả thành bông dài gồm nhiều lá bắc màu đỏ tía, mỗi bắc có nhiều hoa xếp dàn đều thành hình nải, bao hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa và 5 nhị.
Quả chuối mọng, to, thắng, có 5 cạnh và hạt khá to
1.2 Phân bố, sinh thái
Chuối hột mọc hoang dại nhiều, cây phân bố tự nhiên ở nhiều nơi như Việt Nam, Lào, Malaysia. Ở Việt Nam, cây chuối hột được trồng để lấy lá, quả, hạt làm thuốc cũng như ăn hay gói bánh.
Cây chuối hột ưa ẩm, sức sống mạnh mẽ, có khả năng chịu bóng, có thể trồng dưới các cây cho bóng râm để tận dụng tối đa đất.
Hàng năm, từ gốc cây mẹ mọc từ 1-3 cây chồi, hoặc trồng cây bằng hạt.
1.3 Bộ phận sử dụng
Cây chuối hột được sử dụng hầu như toàn bộ cây, từ củ, thân cho đến quả hay hạt chuối hột rừng
2 Tác dụng, công dụng
2.1 Tính vị, công năng
Theo các ghi chép cổ, chuối hột có tác dụng lương huyết, thoát nhiệt, lợi tiểu
2.2 Công dụng
Khi còn xanh, quả chuối hột có thể ăn thay rau, quả chín ăn được nhưng không ngon bằng các loại chuối tiêu, chuối lá, lại có tác dụng tẩy giun
Chuối hột chữa tiểu đường, dùng nước ép củ chuối hột giúp ổn định đường huyết. Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.
Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thầy thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng: Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống. Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa, nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này, bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt. Cũng có thể chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20 cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống
2.3 Cách sử dụng chuối hột khô
Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc”, lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân; rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng.
2.4 Uống nước chuối hột có tác dụng gì?
Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.
3 Ngâm rượu chuối hột với đường phèn
Dựa theo tỷ lệ 1 kg chuối hột rừng tương đương với 2 viên đường phèn, xếp lần lượt vào bình rồi đổ rượu vào ngâm, ta thu được rượu chuối hột rừng
Tuy nhiên, nên ngâm chuối hột xanh hay chín? Bạn nên chọn những quả vừa chín tới để ngâm rượu
3.1 Uống rượu chuối hột có hại gì không?
Rượu chuối hột có vị ngon lạ cũng như nhiều công dụng với sức khỏe như kích thích tiêu hóa, trị đau lưng, bổ thận... Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều hay lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác hại với cơ thể như:
- Kích ứng niêm mạc dạ dày
- Gây hại cho gan, thận
- Gây tổn thương xương ở những người từng mắc bệnh xương khớp
- Ngộ độc rượu
4 Bài thuốc có chuối hột
4.1 Chữa bệnh tiểu đường
Dùng củ cây chuối hột ép lấy nước uống, dùng thường xuyên để ổn định đường huyết
4.2 Chữa sỏi thận
Lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho bảy thìa nhỏ bột hột chuối vào hai lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà, liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt
Hoặc dùng chuối hột một buồng già đem thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống ba thìa canh, uống liền 2-3 tháng. Hoặc quả chuối hột đã thái mỏng, sao vàng, hạ thổ bảy ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.
4.3 Chữa hắc lào
Cắt đôi quả chuối hột xanh, xát trực tiếp vào nơi tổn thương, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.
4.4 Chữa táo bón
Với trẻ táo bón, người ta lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ quả ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội cho trẻ ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được.
4.5 Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng
Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống, sẽ giảm sốt và không nói mê
Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.
5 Tài liệu tham khảo
- Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2006). Chuối hột trang 463-464, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 14 tháng 06 năm 2023.
- Cây cỏ và thuốc nam. Chuối hột chữa tiểu đường 54-55, Cây cỏ và thuốc nam. Truy cập ngày 14 tháng 06 năm 2023.