Chòi Mòi (Chua mòi, Chùm mòi - Antidesma ghaesembilla)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | Malpighiales (Sơ ri) |
Họ(familia) | Euphorbiaceae (Thầu dầu) |
Chi(genus) | Antidesma |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Antidesma ghaesembilla Gaertn. |
1 Giới thiệu về cây Chòi mòi
Tên khoa học: Antidesma ghaesembilla Gaertn.
Tên gọi khác: Chóp mòi, Chua mòi, Chùm mòi.
Họ thực vật: Thầu dầu Euphorbiaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Chòi mòi thuộc dạng cây gỗ, chiều cao mỗi cây dao động khoảng từ 3 đến 8 mét. Cành cây cong, trên bề mặt có phủ một lớp lông thưa, sau đó biến mất theo thời gian. Mặt ngoài vỏ cây có màu xám nhạt.
Phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình thoi hẹp, có khi bắt gặp các lá có hình tim. Mặt dưới của cây phủ một lớp lông mịn như nhung.
Cụm hoa mọc ở ngọn hoặc nách lá phía trên thành chùy. Mỗi chùy gồm 3-8 bông hoa. Hoa đực không có cuống, hoa cái gần như không có cuống.
Bầu có lông mềm.
Quả thuộc dạng quả tròn, to khoảng 4,5mm, quả còn có dạng hình bầu dục dẹt.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá, thân, hoa, vỏ, quả.
1.3 Cách trồng
Đất | Ưu tiên các loại đất hữu cơ, có khả năng thoát nước tốt, tránh ngập úng |
Ánh sáng | Ưu tiên những khu vực có ánh sáng tốt, hạn chế gió mạnh |
Nước | Giữ cho đất ẩm nhưng không được ngập úng Tưới nước đều đặn cho cây |
Phân bón | Bón phân hữu cơ để hỗ trợ cho sự phát triển của cây Sử dụng các loại phân có chứa nitơ, Kali, photpho |
1.4 Đặc điểm phân bố
Chòi mòi được tìm thấy ở nhiều khu vực của nước ta. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở một số nước khác như Nam Trung Quốc, Himalaya, Indonesia, Malaysia,...
Chòi mòi là loài ưa sáng và ưa ẩm. Cây thường mọc hoang ở ven rừng, rừng ẩm, rừng thưa và rừng thường xanh ở độ cao từ 300 đến 1500 mét.
Mùa hoa rơi vào tháng 4 đến tháng 6.
1.5 Cây chòi mòi có mấy loại?
Tại nước ta đã tìm thấy nhiều loại chòi mòi khác nhau như:
- Chòi mòi tía có tên khoa học là Antidesma bunius
- Chòi mòi trắng hay chòi mòi mảnh tên khoa học là Antidesma gracile Hemsl.
- Chòi mòi chua tên khoa học là Antidesma acidum Retz.
- Chòi mòi bụi có tên khoa học là Antidesma fruticosum (Lour.) Muell.-Arg.
Một số loại khác như Chòi mòi lá nhỏ, chòi mòi lông vàng, chòi mòi núi hay chòi mòi rừng, chòi mòi Nam,...
1.6 Đặc điểm phong thủy của cây Chòi mòi
Trong phong thủy, cây Chòi mòi cũng được trưng có nhiều ý nghĩa tích cực, bao gồm:
Cây chòi mòi có nhiều công dụng đối với sức khỏe nên được coi là biểu tượng của sức khỏe tốt và tinh thần lạc quan.
Thu hút những năng lượng tích cực.
Cải thiện năng lượng.
Chòi mòi còn được coi là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng.
2 Tác dụng của cây Chòi mòi
Quả có vị chua, được sử dụng trong các trường hợp bị ho và sưng phổi.
Hoa được dùng trong các trường hợp tê thấp.
Vỏ cây được dùng để làm thuốc bổ, trị tiêu chảy.
Lá cây giã nát, đắp ngoài trị đau đầu.
Nhân dân Campuchia còn sử dụng vỏ và cành non của cây để làm thuốc.
Người dân Vân Nam của Trung Quốc dùng lá để trị lở đầu, da bị ngứa ngáy ở trẻ em. Thân và cành của cây để làm thuốc trị bế kinh và các trường hợp rối loạn kinh nguyệt.
3 Một số cách trị bệnh từ cây Chòi mòi
3.1 Ỉa chảy
Vỏ cây chòi mòi.
Vỏ cây Van núi.
Gáo.
Mỗi vị dùng khoảng 1 nắm.
Thêm 600ml nước sôi, hãm lấy nước, chia làm 2-3 lần trong ngày.
3.2 Thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh
7 miếng vỏ cây Chòi mòi có chiều dài khoảng 5-6m, rộng khoảng 2 đốt ngón tay.
Dứa thơm dùng một lượng tương đương.
Sắc cùng 3 bát nước cho đến khi còn ⅓, uống trong ngày giúp da dẻ đẹp hơn, hồi phục sức khỏe.
3.3 Điều kinh
Cành non cây Chòi mòi và rễ cây Đu Đủ sử dụng 1 lượng bằng nhau (khoảng 1 nắm).
Thêm 2-3 bát nước đun sôi trong 1-2 giờ và uống.
3.4 Đau đầu
Lá cây Chòi mòi đem giã nát, đắp vào đầu khi trẻ bị cảm cúm.
4 Hình ảnh cây chòi mòi dáng đẹp
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi (tái bản năm 2021). Từ điển cây thuốc Việt Nam, Chòi mòi, trang 441-442. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.