Choại (Rau Chạy, Đọt Chạy, Rau Đọt Choại - Stenochlaena palustris)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Pteridophyta (Dương xỉ)

Pteridopsida (Dương xỉ túi bào tử mỏng)

Bộ(ordo)

Blechnales

Họ(familia)

Blechnaceae (Dương xỉ lá dừa)

Chi(genus)

Stenochlaena

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Stenochlaena palustris (Burm. f.) Bedd.

Choại (Rau Chạy, Đọt Chạy, Rau Đọt Choại - Stenochlaena palustris)

1 Rau chạy là rau gì?

Rau chạy hay còn được gọi là rau đọt choại hay rau choại, là loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay được tìm thấy tại nhiều quốc gia của Nam Á.

Tên khoa học: Stenochlaena palustris (Burm. f.) Bedd.

Tên gọi khác: Rau tàu bay, Đọt chạy, Dây choại,...

Họ thực vật: Dương xỉ lá dừa Blechnaceae.

2 Đặc điểm thực vật

Cây leo có thân dài
Cây leo có thân dài

Cây có thân leo dài, có thể dài tới 20 mét. Trên thân có phủ một lớp vảy đen, xếp lợp, các vảy thưa nhau.

Lá cây mọc cách quãng, mỗi cuống dài khoảng 7 đến 20cm, lá mọc đứng, nhẵn, mỗi phiến lá có chiều dài dao động khoảng 30 đến 100cm, lá cây mọc kép lông chim. Các thùy lông chim có kích thước không đều nhau, chiều dài mỗi thùy khoảng 10 đến 15cm, chiều rộng từ 1,5 đến 4,5cm. Phiến lá có hình trái xoan, đầu nhọn, gooscc tròn hoặc hình góc hẹp, méo lá có răng nhọn, dai, phiến lá sinh sản hẹp (dao động từ 0,2 đến 0,5cm). Khi chín có bao phủ các túi bào tử.

Đọt rau choại hay đọt rau chạy mọc uốn cong và cuộn chặt thành nhiều vòng. Trải qua quá trình phát triển, các đọt non này sẽ tháo dần ra, phần thân già trải qua quá trình xơ hóa và rất chắc.

Thân cây có khả năng leo rất xa.

Rễ cây có khả năng hút nước mạnh. Choại là loài có khả năng thích nghi tốt khi được trồng ở những vùng đất trũng ngập nước. Khi thân leo đến đâu thì rễ cây cũng bám theo đến đó, có khi cây mọc leo lên cả những loài cây khác. Khi mọc bò dưới mặt đất thì thân cành mọc ra đến đâu, tại những đốt lá rễ cây lại đâm sâu vào đất đến đấy, hình thành nên một bụi cây mới. Có lẽ vì cách sinh trưởng và phát triển độc đáo này mà dân gian còn gọi cây Choại là cây ‘rau chạy’.

Đọt choại
Đọt choại

3 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Thân cây.

Cách trồng rau đọt choại

Choại là loài rau rừng, thường mọc ở các vùng ngập nước ngọt. Đọt non của cây được sử dụng để làm rau do có vị ngọt, giòn, ngon nên hiện nay thường được trồng với mục đích thương mại hóa.

Choại là loài tương đối dễ trồng, trồng 1 lần có thể thu hái được nhiều năm.

Nên trồng cây ở những khu vực có nhiều ánh sáng, đất ẩm, có thể làm thêm hệ thống tưới nước vào mùa khô.

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

4 Đặc điểm phân bố

Cây được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực có độ cao tới 700 mét. Choại là loài ưa ẩm và có khả năng chịu nước, khu vực cây phát triển thường ít bị che bóng. Cây thường mọc thành đám dày trong các khu rừng rậm, rừng thưa, đầm lầy hay ven các con suối.

Choại là loài phân bố rộng, được tìm thấy từ đồng bằng ven biển đến các vùng đồi núi thấp như Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh đến Kon Tum, Bình Dương, Lâm Đồng và Kiên Giang.

Cây còn được tìm thấy ở một số nước thuộc khu vực nhiệt đới của Châu Á, Đại Dương và phần nhiệt đới của Châu Úc.

5 Rau choại có độc không?

Rau đọt choại
Rau đọt choại

Rau choại ngày càng phổ biến trong các bữa cơm, được coi như một loại đặc sản nhờ hương vị thơm ngon đặc biệt. Không chỉ vậy, loài cây này còn chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, có khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.

6 Tác dụng - Công dụng

6.1 Rau đọt choại có tác dụng gì?

Đọt choại từ lâu đã được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Việc tách thành công năm flavonol, cụ thể là stenopalustroside A (1), tiliroside (2), kaempferol (3), quercetin (4) và Rutin (5), đã đạt được thông qua phân tích hóa thực vật. Các hợp chất thể hiện một loạt các hoạt động ức chế đối với α -glucosidase và α -amylase, với giá trị IC50 dao động từ 40 đến 250 µg/mL. Đáng chú ý, các hoạt động sinh học của hợp chất 1 đã được báo cáo lần đầu tiên. Hợp chất 4 là chất ức chế hiệu quả nhất của cả hai loại enzyme trong số các hợp chất được phân lập. Các nghiên cứu được thực hiện in silico cho thấy tương tác giữa các axit amin trong hợp chất 4 và 5 tương đương đáng kể với tương tác được quan sát thấy trong đối chứng dương tính.

Ngoài ra, cây còn được sử dụng để điều trị các vết thương, nhiễm trùng.

Đọt cây
Đọt cây

6.2 Công dụng

Ngó dài nên nhân dân sử dụng dùng để làm dây bện, các sợi làm từ dây này rất dai và bền.

Cây Choại còn được nhân dân sử dụng để làm rau ăn nên người dân còn gọi là rau choại. Do chỉ dùng đọt non nên còn gọi là đọt choại. Đọt choại có vị ngọt thanh, giòn, khi ăn có cảm giác trơn như ăn đậu bắp. Đọt choại rất dễ hái và chế biến nhưng lại khó bảo quản. Do đó, sau khi hái về nên ăn trong ngày để đảm bảo độ tươi ngon. Nếu để đọt qua đêm thì phải rửa sạch, ngâm trong nước hoặc bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

Nhân dân Malaysia sử dụng nước sắc của cây để trị sốt, nước hãm của cây khi đắp vào đầu có tác dụng làm mát, hạ nhiệt.

7 Phân biệt rau dớn và đọt choại

Nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau nhưng thực chất đây là 2 loài thực vật hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm phân biệt mà bạn đọc có thể tham khảo để tránh nhầm lẫn.

Đặc điểm

Rau dớn

Rau đọt choại

Tên khoa học

Diplazium esculentum (Retz)

Stenochlaena palustris (Burm. f.) Bedd.

Họ thực vật

Rau dớn Athyriaceae

Dương xỉ lá dừa Blechnaceae

Đặc điểm

Cây thảo, chiều cao từ 0,5 đến 1 mét

Thường được tìm thấy ở độ cao từ 1000 đến 2000 mét

Thân leo có thể dài đến 20 mét

Độ cao phân bố có thể lên đến 700 mét

Công dụng

Nhuận tràng

Làm thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh

Điều hòa đường huyết

Thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương

8 Một số câu hỏi thường gặp

8.1 Mua rau đọt choại ở đâu?

Rau choại tương đối khó bảo quản, nên ăn trong ngày. Đọt rau thường bán chủ yếu ở các tỉnh miền Tây của nước ta.

8.2 Đọt rau choại nấu gì ngon

8.2.1 Rau choại xào tỏi

Rau choại xào tỏi là món ăn đưa cơm được nhiều gia đình thêm vào thực đơn của mình. Cách chế biến như sau:

Rau choại sau khi thu hái về, đem rửa sạch, loại bỏ phần già.

Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

Cho chảo lên bếp, thêm dầu, bỏ tỏi vào phi cho thơm.

Sau đó, cho rau vào xào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Cho rau ra đĩa và thưởng thức.

8.2.2 Đọt choại luộc

Rau đọt choại luộc
Rau đọt choại luộc

Là món ăn có cách chế biến cực kỳ đơn giản nhưng lại cho hương vị thơm ngon. Cách chế biến như sau:

Đọt choại sau khi hái về đem rửa sạch, loại bỏ những phần già, có thể cắt thành từng khúc cho vừa ăn.

Cho rau vào nồi và luộc đến khi chín, vớt rau để cho ráo.

Làm nước tương thêm tỏi để chấm rau ăn kèm.

9 Tài liệu tham khảo

Tác giả Rudi Hendra và cộng sự (Ngày đăng năm 2022). Free Radical Scavenging, Anti-Infectious, and Toxicity Activities from Stenochlaena palustris (Burm.f.) Bedd. Extracts, NCBI. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2024.

Tác giả Rudi Hendra và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2024). α-glucosidase and α-amylase inhibitory activity of flavonols from Stenochlaena palustris (Burm.f.) Bedd, PubMed. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Choại (Rau Chạy, Đọt Chạy, Rau Đọt Choại - Stenochlaena palustris)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633