Chanh Đào (Citrus limon)

1 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Sapindales (Bồ hòn)

Họ(familia)

Rutaceae (Cam)

Chi(genus)

Citrus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Citrus limon

Chanh Đào (Citrus limon)

Chanh đào thuộc dạng cây nhỡ, là một loại cây ăn quả lâu năm, trên cây có nhiều gai nhọn. Lá đơn, mọc so le, hình trái Xoan, phiến lá có màu xanh đậm, khi vò có mùi thơm của tinh dầu. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Citrus limon

Tên gọi khác: Chanh ruột hồng.

Họ thực vật: Rutaceae (Cam).

1.1 Đặc điểm thực vật

Chanh Đào thuộc dạng cây nhỡ, là một loại cây ăn quả lâu năm, trên cây có nhiều gai nhọn.

Lá đơn, mọc so le, hình trái xoan, phiến lá có màu xanh đậm, khi vò có mùi thơm của tinh dầu.

Hoa mọc đơn độc hoặc mọc thành chùm ít ở nách lá, hoa có màu trắng hoặc hơi ánh tím.

Quả hình cầu, thường to hơn quả chanh thường, vỏ quả mỏng, ruột bên trong có màu hồng đào nên còn gọi là chanh ruột hồng.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Quả, thân, vỏ, rễ, lá, hạt.

Chế biến: Dùng tươi hay sấy khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chanh đào được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Campuchia, Lào và Việt Nam.

Hình ảnh cây Chanh đào
Hình ảnh cây Chanh đào

2 Cách trồng và chăm sóc giống Chanh đào

2.1 Thời vụ trồng

Thời vụ trồng Chanh đào tốt nhất là khi thời tiết vào mùa mưa để cây phát triển tốt cũng như không cần tưới nước nhiều.

Miền Bắc thường trồng Chanh đào vào mùa xuân và mùa thu.

Miền Trung và miền Nam có thể trồng Chanh đào vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.

2.2 Chanh đào được trồng ở đâu?

Chanh đào được trồng ở đâu?
Chanh đào được trồng ở đâu?

Chanh đào có khả năng sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng đất trồng tốt nhất vẫn là đất thịt có độ tơi xốp cao, nhiều mùn, độ pH dao động khoảng từ 5 đến 8. Chanh đào không chịu được ngập úng do đó khi làm đất cần phải lên luống cao. Cây cũng không chịu được mặn do đó cần chú ý trong quá trình trồng và chăm sóc.

Hố trồng được đào trước khoảng 1-2 tháng, kích thước là 0,6 x 0,6 x 0,6m, mỗi hố sâu khoảng 30-40cm, vùng đất đồi thì đào hố sâu hơn (khoảng 70-80cm), bón lót phân chuồng, bơm nước đầy vào hố, sau khoảng 10-15 ngày là có thể tiến hành trồng cây.

2.3 Cách trồng cây Chanh đào

Khoảng cách trồng cây là 3,5 x 3,5m, mật độ trồng là 800 cây/ha.

Khi đặt cây giống vào hố trồng thì cần phải xem xét cây có nhiều cành hay ít cành để cân nhắc đặt nghiêng hay đặt thẳng. Nếu cây chiết ít nhánh thì nên đặt nghiêng để kích thích cành bên tạo tán, sau khi trồng thì cắm cọc để tránh cây bị đỏ. Trường hợp trồng cây ghép thì phải xoay mắt về phía hướng gió chính.

Trong năm đầu trồng Chanh đào, nhân dân có thể trồng xen canh thêm một số loại cây trồng khác như đậu tương, lạc, vừng,...

2.4 Chanh đào trồng bao lâu có trái?

Trồng Chanh đào bao lâu có trái?
Trồng Chanh đào bao lâu có trái?

Nếu chăm sóc tốt, thông thường chỉ sau 1 năm trồng là Chanh đào bắt đầu cho trái và có thể thu hoạch. Đây không chỉ là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe mà còn là loại cây trồng đem lại kinh tế cao.

2.5 Cách chăm sóc cây Chanh đào có quả

Cần thường xuyên giữ ẩm cho cây đặc biệt là vào mùa khô, có thể đậy tủ gốc để hạn chế chi phí tưới nước. Nếu muốn cây ra hoa thì ngưng tưới nước khoảng 20-30 ngày rồi tưới lại thì cây sẽ ra hoa.

Cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành già, cành có dấu hiệu sâu bệnh.

Bón phân định kỳ để kích thích cây sinh trưởng và phát triển mạnh.

2.6 Cách trồng cây Chanh đào trong chậu

Phương pháp trồng cây Chanh đào trong chậu cơ bản cũng tương tự như trồng trong vườn. Tuy nhiên, trong quá trình trồng, bạn cần chú ý chăm sóc cây thường xuyên, tỉa những cành hỏng, sâu bệnh để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

3 Thành phần hóa học

Chanh đào là một dạng đột biến của Chanh thường, nguyên nhân là do sự tích tụ bất thường của lycopene trong thịt quả. Lycopene là một hợp chất chống oxy hóa tự nhiên. Lycopene tạo nên sắc tố đỏ hoặc hồng cho nhiều loại trái cây và rau quả, đây cũng là hợp chất tạo nên màu đỏ của cà chua và màu hồng của Bưởi. Do đó, chanh đào cũng có thành phần hóa học tương tự như Chanh ta.

Chanh đào chứa vitamin C, axit citric, Flavonoid, canxi, đồng, sắt, Magie, phốt pho, Kali, Vitamin B6, Vitamin A, Vitamin E, chất xơ, folate, niacin, Thiamin, Riboflavin, Axit Pantothenic, Kẽm và protein. Đây là loại trái cây giàu flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa và có đặc tính chống ung thư.

Dịch chanh chứa acid hữu cơ toàn phần.

Dầu vỏ quả chanh đào có chứa limonen, pinen, camphen,...

Vỏ chanh đào chứa chất đắng, tinh dầu, hesperidin. Dịch chanh đào chứa một chất có tác dụng chống viêm phổi.

4 Tác dụng của cây Chanh đào

4.1 Uống nước chanh đào có tác dụng gì?

4.1.1 Bổ sung vitamin C cho cơ thể

Vitamin C là thành phần có hàm lượng cao trong Chanh đào, các nghiên cứu cho thấy rằng, vitamin C là một chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, thể hiện đặc tính chống viêm, kháng virus, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể trong khi bị bệnh đồng thời còn được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân bị bệnh Scorbut do thiếu vitamin C.

4.1.2 Giảm ho

Chanh đào từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc dân gian trong trường hợp ho khan, ho gió, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, Chanh đào giúp làm dịu cổ họng, từ đó làm giảm các cơn ho cho người bệnh.

4.1.3 Hỗ trợ tiêu hóa

Tinh dầu vỏ chanh có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng sự tiết dịch ở Đường tiêu hóa đồng thời tăng cường nhu động ruột.

Axit citric trong chanh đào có thể giúp cải thiện tiêu hóa bằng cách tương tác với các enzyme và tăng cường sự phân hủy thức ăn trong đường tiêu hóa.

Chanh đào cũng giàu chất xơ do đó rất tốt cho hệ vi sinh ở đường ruột.

4.1.4 Giảm nguy cơ hình thành sỏi thận

Sỏi thận hình thành trong đường tiết niệu khi khoáng chất trong nước tiểu tích tụ lâu ngày gây đau đớn cho bệnh nhân. Axit citric chứa citrate, sau khi vào cơ thể sẽ liên kết với Canxi trong nước tiểu, làm giảm độ bão hòa của canxi và giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của sỏi thận. Chanh nói chung và Chanh đào nói riêng là nguồn thực phẩm rất giàu Acid citric, do đó, việc sử dụng Chanh đào có tác dụng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Tác dụng của cây Chanh đào
Tác dụng của cây Chanh đào

4.1.5 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Chanh chứa một lượng vitamin C vừa đủ. Theo một số nghiên cứu, ăn trái cây và rau quả có chứa vitamin C sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Các hợp chất thực vật và chất xơ trong chanh cũng làm giảm một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim. Lượng vitamin C cao và các hợp chất thực vật có lợi khác trong chanh có thể giúp giảm cholesterol.

Một nghiên cứu cho thấy ăn 24 gam chiết xuất chất xơ từ cam quýt mỗi ngày trong một tháng làm giảm tổng lượng cholesterol trong máu. Các hợp chất thực vật HesperidinDiosmin trong chanh đã được phát hiện có tác dụng làm giảm cholesterol.

4.1.6 Tăng hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu

Sắt giúp tạo ra hemoglobin là một loại protein thiết yếu của tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và myoglobin giúp vận chuyển oxy đến các cơ. Vitamin C là thành phần có thể giúp cơ thể hấp thụ nhiều sắt hơn từ các nguồn thực vật trong đường tiêu hóa. Chanh đào rất giàu vitamin C, giúp tăng khả năng hấp thu sắt từ đó làm giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

4.1.7 Kiểm soát cân nặng

Quả chanh nói chung và Chanh đào nói riêng được coi là một trong những loại thực phẩm giúp kiểm soát cân nặng an toàn. Uống nước chanh giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cảm giác no từ đó giúp kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, không nên sử dụng nước chanh đào thường xuyên hoặc sử dụng thay thế cho nước lọc thông thường.

4.1.8 Giúp da trắng sáng

Vitamin C trong Chanh đào có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất Collagen từ đó làm tăng độ đàn hồi, độ ẩm cho da giúp da trắng sáng, mịn màng.

4.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.2.1 Tính vị, tác dụng

Quả Chanh đào có vị chua ngọt, tính bình có tác dụng hóa đàm chỉ khái, chỉ khát, sinh tân kiện vị, khư thử, chỉ khát, an thai.

Rễ cây có vị cay, đắng, tính ấm có tác dụng khử ứ, chỉ khái bình suyễn, hành khí chỉ thống.

4.2.2 Công dụng

Cùi quả chín có tác dụng gây trung tiện, kích thích tiêu hóa, dịch quả chín có tác dụng chống bệnh Scorbut và thanh nhiệt cho cơ thể.

Chanh đào thường được dùng để chế biến thành các món ăn. Quả và rễ cây còn được dùng để làm thuốc.

Quả Chanh đào được dùng trong các trường hợp ho, ho có đờm, mất nước gây mệt mỏi, ăn uống không tiêu, bệnh nhân bị bệnh Scorbut do thiếu vitamin C.

Dịch chanh còn được dùng trong trường hợp thấp khớp, ỉa chảy, kiết lỵ.

Chanh đào mua ở đâu?
Chanh đào mua ở đâu?

5 Cây Chanh đào trị bệnh gì?

5.1 Chữa ho

Quả Chanh đào đem cắt thành từng miếng, thêm muối để ngậm. Ngoài ra, có thẻ dùng Chanh đào ngâm cùng Mật Ong để trị ho.

5.2 Chữa trẻ em sốt cao liên tục

Vắt nước Chanh đào cho trẻ uống liên tục, ngoài ra dùng vỏ chanh để xoa lên phần ngực, tay chân của trẻ để hạ nhiệt.

Quả Chanh đào
Quả Chanh đào

6 Cách ngâm Chanh đào

6.1 Ngâm Chanh đào mật ong

Chuẩn bị:

  • 1kg Chanh đào.
  • 1 lít Mật ong.
  • Đường phèn.
  • Bình thủy tinh, dao, thớt.

Cách tiến hành:

  • Chanh đào chọn những quả già, vỏ hơi có màu vàng nhưng không bị héo. Chanh đào đem rửa sạch, để ráo, thái thành từng khoanh tròn, không cần bỏ hạt.
  • Bình thủy tinh rửa sạch, lau khô.
  • Xếp chanh đào vào bình thủy tinh, thêm đường phèn, thêm mật ong.
  • Đậy kín nắp, để ở nơi khô ráo.
  • Sau khoảng 3 tháng là có thể dùng được.

Xem thêm: Hướng dẫn cách ngâm chanh đào mật ong trị ho cho bé không bị nổi váng

6.2 Chanh đào ngâm đường phèn bao lâu thì dùng được?

Chanh đào ngâm mật ong đường phèn thường sau 3-6 tháng có thể dùng được. Bạn có thể pha với nước ấm để uống giúp giảm ho, tăng cường sức đề kháng đặc biệt trong giai đoạn thời tiết giao mùa.

Cách ngâm Chanh đào mật ong
Cách ngâm Chanh đào mật ong

7 Lưu ý khi sử dụng Chanh đào

Chanh đào chứa hàm lượng cao vitamin C và acid citric do đó khi sử dụng cần thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày-thực quản.

Ngoài ra, để sử dụng hiệu quả, bạn đọc cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên uống nước Chanh đào lúc đói.
  • Không sử dụng thường xuyên, liên tục vì có thể gây ảnh hưởng đến men răng, làm răng bị ê buốt.

8 Chanh đào và Chanh ta có giống nhau không?

Chanh đào và Chanh ta có giống nhau không?
Chanh đào và Chanh ta có giống nhau không?

Về cơ bản, Chanh đào và Chanh ta đều có một số thành phần hóa học giống nhau do đó có thể sử dụng thay thế nhau trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, Chanh đào có vỏ mỏng, múi có màu hồng đặc trưng, vị ít đắng hơn Chanh thường nên thường được dùng để ngâm cùng Mật ong để trị ho.

9 Một số câu hỏi thường gặp

9.1 Giá Chanh đào là bao nhiêu?

Giá Chanh đào thường dao động khoảng 35.000 đến 70.000 đồng/kg chanh tươi.

9.2 Mua Chanh đào ở đâu Hà Nội, TPHCM?

Tại Hà Nội, bạn có thể mua Chanh đào tại các chợ truyền thống, siêu thị,...

10 Tài liệu tham khảo

Tác giả Giuseppe Lana và cộng sự (Ngày đăng tháng 10 năm 2020). Transcriptional Analysis of Carotenoids Accumulation and Metabolism in a Pink-Fleshed Lemon Mutant, NCBI. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Chanh Đào (Citrus limon)

Siro ho CK-Ho Tỏi Đen Chanh Đào Mật Ong
Siro ho CK-Ho Tỏi Đen Chanh Đào Mật Ong
50.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633