Chàm Mèo (Strobilanthes cusia)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Chàm mèo được biết đến với công dụng phổ biến giúp giải độc, thanh nhiệt,... Vậy những đặc tính, tác dụng cũng như ứng dụng trong y học của loại dược liệu này là gì? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Chàm mèo.
1 Giới thiệu về cây Chàm mèo
Chàm mèo còn có tên gọi khác là chàm lá to với tên khoa học là Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze, thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.
Chàm mèo, một loại cây thuốc truyền thống của Trung Quốc , từ lâu đã được sử dụng để giải độc, làm dịu cơn đau, khử mùi và chống viêm.
1.1 Đặc điểm thực vật
Bộ phận | Mô tả |
| |
Rễ | Cây có thân rễ nằm dưới đất, hình chỉ, từng đoạn phình thành củ từ đó mọc lên thân khí sinh. |
Lá | Lá đài bằng thân, không có lưới. |
Hoa |
|
Quả | Quả bế có 3 cạnh, màu đen nhạt. |
1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái
Chàm mèo thường mọc hoang ở các thung lũng có độ ẩm cao hoặc ở các núi đá. Ngoài ra, cây cũng được trồng trong các khuôn vườn nhà hay nương rẫy gần các nguồn nước chảy.
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó du nhập và được trồng ở Việt Nam trên các tỉnh miền Bắc và miền Trung như Hà Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Định.
1.3 Thu hái và chế biến
Chàm mèo trồng bằng phương pháp giâm cành vào khoảng độ tháng 3 và tháng 4. Sau 6 tháng thì có thể thu hái lá. Mùa hoa quả từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 sang năm.
Cây thường được thu hoạch vào mùa hè hoặc mùa thu. Toàn bộ cây được đào lên, cắt bỏ thân và rễ, rửa sạch và phơi nắng. Những thân và lá đó được dùng làm nguyên liệu y học hoặc sấy khô. Chất lượng của Chàm mèo có liên quan đến một số yếu tố như mùa thu hoạch, thời gian sinh trưởng và nhiệt độ sấy.
Thường sử dụng lá Lá - Folium Strobilanthis Cusiae, thường gọi là Mã lam và bột chàm - Indigo naturalis, thường gọi là Thanh đại - 青黛.
Người ta sử dụng cả rễ và thân cây. Dùng lá tươi để tạo bột chàm, đem ngâm lá tươi trong nước ở nhiệt độ 30oC trong 12 giờ cho lên men, rồi gạn lọc lấy bột chàm, ép cho hết nước, thái thành miếng mỏng, phơi trong mát đến khô. Hàm lượng indigotin trong bột chàm phải đạt 60-70% mới đạt chất lượng.
2 Thành phần hóa học
Các phân tích hóa học thực vật cho thấy chàm mèo có thể tạo ra một lượng lớn các hợp chất có hoạt tính sinh học, chẳng hạn như indole alkaloid (IA), quinolone alkaloid, phenylethanoid glycoside, lignan glycoside, triterpenoid, steroid, axit amin và Flavonoid. Trong số các thành phần hóa học này, indigo và indirubin là thành phần dược liệu chính.
Trong lá cây Chàm mèo chứa 1 lượng indican khoảng 0.4-1%. Indican tham gia vào quá trình thủy phân tạo ra indoxyl và Glucose. Indoxyl bị oxy hóa tạo thành indigotin. Indigotin có màu xanh lam sẫm, ngoài ra còn có indirubin.
3 Tác dụng và Công dụng theo Y học cổ truyền
3.1 Tác dụng dược lý của Chàm mèo
Rễ và thân rễ của Chàm mèo là một vị thuốc thông dụng quan trọng, nổi tiếng với tác dụng rõ rệt đối với cảm sốt, cúm, quai bị, dịch viêm não B và một số bệnh truyền nhiễm khác.
Lá và thân của cây sử dụng rộng rãi như một loại thuốc hạ sốt trong dân gian. Sản phẩm chế biến từ lá và thân là một loại thuốc thảo dược đa tác dụng với tác dụng điều trị tuyệt vời đối với chứng viêm, da liễu, bỏng nước và thậm chí xuất huyết.
3.2 Công dụng của Chàm mèo theo y học cổ truyền
Tính vị - tác dụng
Chàm mèo có tính lạnh, vị nhạt đắng, với tác dụng giải độc, thanh nhiệt, mát máu, tiêu ban chắn, cầm máu và sưng viêm.
Thanh đại có tính hàn và cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán uất, lương huyết.
Ngoài ra, người ta đã nghiên cứu tác dụng kháng nội tiết sinh dục phái nữ, làm sảy thai, tăng co bóp tử cung một cách nhịp nhàng.
Rễ cây có tính hàn, vị đắng, với tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết. Thân lá giúp thanh nhiệt giải độc, lương huyết.
3.2.1 Công dụng theo Y học cổ truyền
Chàm mèo được dùng trong các trường hợp trẻ em kinh sợ, cam nhiệt, sốt, sốt phát cuồng, sưng amidan, nôn mửa, thổ huyết, phụ nữ rong kinh, rong huyết.
Trong trường hợp này dùng 4-6g cao lá trộn cùng với đường, hoặc dùng 1-4g bột Thanh đại pha với nước. DÙng đường ngoài, lấy cả cây nấu cao đặc bội chữa chàm chốc, viêm lợi, chảy máu, mồm miệng lở loét, rắn độc và sâu bọ cắn.
Tại Trung Quốc, rễ Chàm mèo được dùng trong trị cúm, viêm tuyến mang tai, chảy máu, mồm miệng lở loét, rắn độc và sâu bọ cắn.
4 Một số bài thuốc từ Chàm mèo
- Bài thuốc giải độc khi uống thuốc quá liều dẫn đến ngộ độc, khó chịu trong người: Giã nhỏ lá chàm, cho nước nguội vào vắt lấy cốt nước uống, uống vài bát.
- Bài thuốc chữa nổi bọng nước đơn lở, đau nhức: giã lá chàm rồi lấy đắp
- Bài thuốc chữa chảy máu mũi: Sử dụng bột chàm cùng bồ hóng đem sao lên rồi tán bột một lượng bằng nhau, uống mỗi lần 4g.
- Bài thuốc chữa trẻ em cam răng, thối loét: Lấy bôi Thanh đại lên toàn bộ chân răng, mỗi giờ bôi 1 lần
- Bài thuốc chữa trẻ em sốt cao co giật, trợn mắt, hôn mê: Hòa Thanh đại với nước cho uống mỗi ngày khoảng 2-8g, uống chia làm nhiều lần
Viện Dược liệu đã bào chế viên Thanh đại từ cao khô lá Chàm mèo để điều trị cho phụ nữ bị rong kinh. Dùng viên thanh đại có hàm lượng 0,25g cao khô lá Chàm mèo, mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 10 viên. Uống từ thời điểm 5 ngày trước lúc bắt đầu có kinh nguyệt và uống liên tục 10 ngày. Uống nhắc lại như vậy vào tháng 2, thứ 3 hoặc lâu hơn, cho đến khi kinh nguyệt trở lại bình thường thì ngừng uống thuốc. Nếu lại tiếp tục uống kéo dài, kinh nguyệt có thể bị chậm lại quá mức bình thường.
Ngoài ra, người ta còn dùng cao Chàm mèo cùng với cao Ích mẫu để gây sảy thai ở giai đoạn đầu thai nghén và đạt khết quả 63%
5 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (xuất bản năm 2021). Chàm mèo, trang 395-397, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2023.
- Tác giả Han Yu và cộng sự, ngày đăng báo 2020. Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze, a multifunctional traditional Chinese medicinal plant, and its herbal medicines: A comprehensive review, pubmed. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2023.