Chàm (Indigofera tinctoria L.)
2 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Bột chàm từ cây chàm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cầm máu và nhiều công dụng quý khác. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây chàm.
1 Giới thiệu về cây chàm
Cây chàm hay còn gọi là chàm dâu, chàm lá nhỏ, chàm nhuộm, có tên khoa học là Indigofera tinctoria L., thuộc họ đậu - Fabaceae.
1.1 Mô tả thực vật
Cây chàm là cây nhỏ, mọc thành bụi, cao 50 - 70 cm. Cành non có lông mịn, sau khi già cành nhẵn, có cạnh, chỉ còn lông ở ngọn.
Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 7 - 15 là chét nhỏ, mọc đối, lá chét hình trái xoan, gốc thuôn, đầu tròn có mũi nhọn, dài 15 mm, mặt trên có lông rải rác, mặt dưới lông nhiều hơn, cuống lá kép dài 7 - 10 cm
Cụm hoa chàm mọc ở kẽ lá thành chùm ngắn, hoa có màu đỏ hồng.
Quả đậu thẳng hoặc cong, dài 3 - 4 cm, có ít lông, gooamf 5 - 10 hạt, hình khối, màu nâu
Mùa hoa quả: tháng 4 - 6 hàng năm
Dưới đây là hình ảnh cây chàm
1.2 Phân bố, sinh thái
Cây chàm phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở châu Phi.
Ở Việt Nam, chi Indigofera L. có 25 loài, vùng trồng nhiều cây chàm lá nhỏ thường gắn với cộng đồng người Tày - Nùng ở vùng Đông Bắc, bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang
Chàm lá nhỏ là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường được trồng thành từng đám liên tục trên nương rẫu. Độ cao thích hợp từ 400 đến khoảng 1300 m. Ở Ấn Độ, cây chàm dùng để nhuộm vải ngoài ra còn được trồng xen với chè hoặc cà phê, vừa có tác dụng che phủ vừa làm màu mỡ thêm cho đất.
2 Bộ phận sử dụng
Rễ, cành và lá cây chàm được sử dụng, sau khi thu hoạch, đem phơi khô
3 Thành phần hóa học
Cây chàm lá nhỏ chứa glucosid gọi là indican, khi bị thủy phân cho Glucose và indioxyl. Chất này bị oxy hóa trong không khí sẽ cho indigo có màu xanh sẫm (màu chàm), rất bền dùng dể nhuộm quần áo.
Trong rễ, cành, lá và hoa có các Flavonoid như apigenin, kaempferol, luteolin, quercetin
Các rotenoid trong chàm lá nhỏ gồm deguelin, dihydrodeguelin, rotenol, rotenon tephrosin và sumatrol.
Hàm lượng rotenoid toàn phần cao nhất trong lá là 0,60%, rễ 0,51%, hạt 0,4%, nụ hoa 0,34%, cành 0,32%.
Chất nhầy galactomanan được chiết ra từ hạt chàm là nhỏ có thành phần gồm D - manose 64,9% và D - galactose 25,1%. (gal) man-man (gal) 28%, (gal) man-man 26%, man-man (gal) 27,8%, man-man 17,5%.
Các nghiên cứu về chàm đã chỉ ra rằng nó có độc tính thấp. Phân tích định tính các chất chiết xuất cho thấy sự hiện diện của flavonoid, alkaloid, glycoside, terpenoid.
4 Tác dụng dược lý
Một loại thuốc viên của y học cổ truyền Trung Quốc bào chế từ một số dược liệu trong đó có chàm lá nhỏ, được dùng điều trị bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính. Cây Chàm được chứng minh là thành phần chính có hoạt tính chống căn bệnh này với kết quả tốt.
Nghiên cứu thực nghiệm với những khối u có thể ghép được chứng minh chàm lá nhỏ có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột nhắt trắng có bệnh bạch cầu L-1210 một cách đáng kể. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy cây chàm có hiệu quả điều trị tốt trên người.
Một thành phần có hàm lượng thấp trong chàm lá nhỏ, indirubin, có hiệu quả điều trị rõ rệt trên khối u ở đông vật cũng như trong những nghiên cứu làm sàng để điều trị bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính trên người. Ngoài ra, indirubin có thể làm tăng miễn dịch tế bào, và tăng lượng Adenosin monophosphat vòng trong bạch cầu của bệnh nhân có bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính. Đã tổng hợp toàn phần indirubin từ xanh chàm (thành đại), lấy từ chàm lá nhỏ và một số cây khác.
Indirubin có hiệu quả điều trị bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính với ít tác dụng phụ hơn so với chàm. Trong 314 bệnh nhân, khỏi hoàn toàn 26%, đỡ 337%. Tác dụng phụ chủ yêu là đau bụng và tiêu chảy. Ở vài bệnh nhân có giảm tiểu cầu. Một số dân chất của Indirubin cho những kết quả tốt hơn indirubin.
Indirubin thúc đẩy chức năng thực bào của đại thực bào đơn nhân ở cả động vật bình thường và động vật có khối u, và điều này gợi ý là indirubin trị ung thư một phần thông qua tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch.
Toàn cây chàm lá nhỏ có tác dụng hạ đường máu trong thử nghiệm trên chuột cống trắng. Hiện nay indirubin sản xuất bằng phương pháp tổng hợp được công nhận chính thức để sử dụng làm thuốc.
Dựa trên các kết quả thu được từ thử nghiệm in vitro và in vivo, chiết xuất etanolic của cây chàm có hoạt tính tẩy giun và có thể thay thế các loại thuốc tẩy giun hóa học được sử dụng hiện nay.
5 Tác dụng, công dụng
5.1 Tính vị, công năng
Bột chàm hay còn được gọi là thanh đại có vị đắng nhạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán uất, lương huyết, tiêu ban chẩn, tiêu viêm, cầm máu.
5.2 Công dụng
Cây chàm lá nhỏ ít được dùng, nhưng bột chàm (thanh đại) chữa trẻ em kinh sợ, cam nhiệt, sốt cao phát cuồng, thổ huyết. Ngày dùng 2 - 6g bột hòa với nước, sắc thuốc thang uống
Dùng ngoài, chữa viêm lợi chảy máu, viêm miệng, cam tẩu mã, rắn độc và sâu bọ cắn
Bột chàm thiên nhiên được ghi trong Dược điển Trung Quốc và được dùng trong trung y làm thuốc cầm máu, hạ sốt, chống viêm, và an thần để điều trị nhiễm vi khuẩn và siêu vi khuẩn
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, một cao chiết từ cây chàm được dùng điều trị động kinh, rối loạn thần kinh, viêm phế quản và làm thuốc bôi để tri mun nhọt, lở loét và trĩ. Nước ép lá được dùng trị bệnh dai. Dân địa phương dùng rễ chàm trị một số rối loạn về tiết tiệu. Ở Camphuchia, nước sắc lá dùng chữa bệnh lậu
6 Bài thuốc có cây chàm
6.1 Chữa trẻ em sốt cao co giật, trợn mắt hôn mê
Thanh đại hòa với nước, mỗi ngày uống 2 - 8g. chia làm nhiều lần
6.2 Chữa chảy máu mũi
Dùng bột chàm, bồ hóng sao với lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều, uống mỗi lần 4g.
6.3 Chữa viêm lợi chảy máu, lở mồm
Bôt chàm cùng với phèn chua, Hoàng Liên, Đinh Hương, dùng để bôi
6.4 Chữa trẻ em cam răng thối loét
Dùng thanh đại bôi khắp chân răng, mỗi giờ bôi một lần.
6.5 Chữa ngộ độc do uống thuốc quá liều lượng
Lá chàm giã nhỏ, chế nước nguộôi, vắt lấy nước cốt, uống vài bát.
6.6 Trị bệnh bạch cầu hạt (bài thuốc thực nghiệm)
Dùng thanh đại, mỗi lần uống 0,9 - 1,5g; ngày 3 lần
7 Tài liệu tham khảo
- Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2006). Chàm lá nhỏ trang 398-400, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: S M Verma và cộng sự (Ngày đăng: năm 2002). Phytochemical investivations of indigofera tinctoria linn leaves, Pubmed. Truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: SAmbalathaduvar Meenakshisundaram và cộng sự (Ngày đăng: năm 2016). Anthelmintic activity of Indigofera tinctoria against gastrointestinal nematodes of sheep, Pubmed. Truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2023.