Xương Rắn (Euphorbia milii Ch. des Moulins)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật có hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Chi(genus)

Euphorbia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Euphorbia milii Ch. des Moulins

Xương Rắn (Euphorbia milii Ch. des Moulins)

Xương rắn thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 75 đến 100cm, cây phân nhánh. Thân cây có dạng hình vuông, gai nhọn dài. Phiến lá có dạng hình ngọn giáo. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Euphorbia milii Ch. des Moulins

Tên gọi khác: Xương rồng tàu.

Họ thực vật: Euphorbiaceae (Thầu Dầu).

Toàn cây Xương rắn
Toàn cây Xương rắn

1.1 Đặc điểm thực vật

Xương rắn thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 75 đến 100cm, cây phân nhánh. Thân cây có dạng hình vuông, gai nhọn dài. Phiến lá có dạng hình ngọn giáo, mũi lá nhọn cứng. Cuống hoa mọc ở nách lá, chiều dài khoảng 5 đến 8cm, mỗi cuống mang một tán hoa, có 2 lá bắc nhỏ màu đỏ chói bao bọc ở ngoài.

Xương rắn có nhiều hoa đực, mỗi hoa chỉ có một nhị, các chỉ nhị không đều nhau, bao phấn nứt ở bên. Hoa cái có nhụy, 3 vòi nhụy dính nhau đến ½.

Dưới đây là hình ảnh hoa xương rắn:

Hoa của cây Xương rắn
Hoa của cây Xương rắn

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây, ở Trung Quốc gọi là Thích bồng hoa.

1.3 Đặc điểm phân bố

Xương rắn có nguồn gốc ở Madagascar, cây được trồng phổ biến ở Việt Nam.

Xương rắn có bản chất là loài ưa sáng, có khả năng chịu hạn, sinh trưởng và phát triển tốt ở khu vực có nhiều đất mùn, độ cao phân bố dưới 1000 mét.

Cây ra hoa vào tháng 5 đến tháng 9, có quả vào tháng 6 đến tháng 10.

Cây xương rắn
Cây xương rắn

2 Thành phần hóa học

Các nghiên cứu về thực vật hóa học trên chiết xuất methanol của lá cây Xương rắn thấy có sự hiện diện của beta-sitosterol, cycloartenol, beta-amyrin acetate, lupeol, euphol, triterpen và flavonoid.

Ngoài ra, Xương rắn còn được chứng minh chứa một số thành phần hóa học khác như cycloartenol, amyrin acetate, triterpene, lupeol acetate, Flavonoid và lectin.

3 Tác dụng của cây Xương rắn

3.1 Tác dụng dược lý

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thành phần hóa thực vật, tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa của các chiết xuất/phân đoạn khác nhau của cây Xương rắn. Các nghiên cứu về thành phần hóa thực vật cho thấy sự hiện diện của glycoside tim, steroid/phytosterol, anthocyanin, protein, terpenoid, flavonoid và tannin. Kiểm tra tính nhạy cảm bằng phương pháp khuếch tán giếng của các phân đoạn chloroform và methanol cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với Klebsiella pneumoniae và Staph epidermis. Phân đoạn ethyl acetate của rễ cũng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đáng kể đối với hầu hết các tác nhân gây bệnh đã thử nghiệm. Các phân đoạn khác nhau (hexan, chloroform, methanol và nước) của E. milii đã được sàng lọc về tiềm năng chống oxy hóa của chúng bằng phương pháp thử nghiệm dọn gốc DPPH ở các nồng độ khác nhau, trong đó phân đoạn chloroform thể hiện hoạt tính dọn gốc tốt. Phổ IR của các chiết xuất/phân đoạn khác nhau cho thấy sự hiện diện của OH, kéo dài CH bão hòa, C = C, C = O, NO2, CN, Ar-O, Kéo dài CO và RO tương ứng.

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Xương rắn có vị đắng, chát, tính mát, ít độc. Hoa của cây có tác dụng cầm máu, thân cây có tác dụng bạt độc tiêu thũng, trục thủy, bài nung, giải độc.

3.2.2 Công dụng

Hoa của cây Xương rắn
Hoa của cây Xương rắn

Hoa thường được dùng để chữa xuất huyết tử cung, liều dùng là 10-15g hoa đem sắc nước uống.

Thân và nhựa mủ của cây Xương rắn dùng để trị viêm mủ da, trị nhọt, vết bỏng, vết cháy. Dùng lá và thân cây giã nát, đắp vào vết thương.

Rễ cây dùng trong trường hợp tiện độc (viêm tuyến bạch đới ở bẹn), ngoài ra còn được dùng để trị đòn ngã tổn thương.

Nhân dân Trung Quốc thường dùng thân và nhựa trong trường hợp viêm gan, thủy thũng bụng chướng và thũng độc.

4 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Xương rắn, trang 1230. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2025.
  2. Tác giả Talha Ali Chohan và cộng sự (Ngày đăng tháng 8 năm 2020). Phytochemical profiling, antioxidant and antiproliferation potential of Euphorbia milii var.: Experimental analysis and in-silico validation, PubMed. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2025.
  3. Tác giả Abdur Rauf và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2014). Preliminary phytochemical screening, antimicrobial and antioxidant activities of Euphorbia milli, PubMed. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Xương Rắn (Euphorbia milii Ch. des Moulins)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595