Viết Xanh (Manilkara kauki (L.) Dubard)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Ericales (Đỗ quyên) |
Họ(familia) | Sapotaceae (Hồng xiêm) |
Chi(genus) | Manilkara |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Manilkara kauki (L.) Dubard | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Mimusops kauki L. |

Viết xanh thuộc dạng cây gỗ nhỏ, cây có mủ trắng. Phiến lá có dạng hình trứng hay hình trứng bầu dục, chóp lá tròn hay tù, gốc lá có dạng hình nêm, chiều dài mỗi lá khoảng từ 7 đến 10cm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Manilkara kauki (L.) Dubard
Tên đồng nghĩa: Mimusops kauki L.
Tên gọi khác: Sến xanh.
Họ thực vật: Sapotaceae (Hồng xiêm).
1.1 Đặc điểm thực vật

Viết xanh thuộc dạng cây gỗ nhỏ, cây có mủ trắng.
Phiến lá có dạng hình trứng hay hình trứng bầu dục, chóp lá tròn hay tù, gốc lá có dạng hình nêm, chiều dài mỗi lá khoảng từ 7 đến 10cm, chiều rộng từ 4 đến 6cm, mặt dưới của lá có phủ một lớp lông mềm màu xám, các gân giữa nổi rõ ở mặt dưới. Các gân bên ít rõ, chiều dài mỗi cuống lá khoảng từ 2 đến 3,5cm, có rãnh ở trên.
Hoa mọc ở phía nhọn của các nhánh, hoa mọc chụm lại. Chiều dài mỗi cuống hoa khoảng từ 1 đến 1,5cm, lá đài có kích thước lớn, xếp thành 2 vòng, chiều dài khoảng 4-5mm, có lông ở phía ngoài. Mỗi hoa có 6 cánh, mỗi cánh hoa lại có 2 phần phụ có dạng hình ngọn giáo, chiều dài bằng các thùy, ống ngắn khoảng 1mm. Nhị 6, chỉ nhị dài khoảng 2mm, bao phấn khoảng từ 0,5 đến 2,5mm. Bầu có cạnh, có lông, có 6 ô, vòi nhụy nhẵn.
Quả dạng quả mận, thịt quả giống quả hồng xiêm, chiều dài hạt khoảng 1,8cm, rộng 1,2cm, dày 0,7cm, có màu xám vàng.
Dưới đây là hình ảnh cây Viết xanh:

1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Hạt, rễ, lá và vỏ.
1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Manilkara Adans. bao gồm 30 loài ở vùng nhiệt đới mới, khoảng 20 loài được tìm thấy ở Châu Phi và 12 loài được tìm thấy ở Châu Á và Thái Bình Dương.
Viết xanh thường được tìm thấy ở Myanmar, Thái Lan đến khu vực phía bắc của Australia. Tại nước ta, cây thường phân bố ở An Giang.
2 Thành phần hóa học
Viết xanh là một loại cây thường xanh nhiệt đới thuộc chi Manilkara của họ Sapotaceae. Quả chín tươi có thể ăn được với vị ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, Canxi, Sắt, Magie, phốt pho, Kali, natri, Kẽm, đồng, Vitamin C, Thiamin, Riboflavin và niacin. Trong y học cổ truyền ở Ấn Độ, vỏ và rễ của loại cây này được sử dụng như một chất làm se và để điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Hạt được sử dụng như thuốc hạ sốt, thuốc tẩy giun và thuốc chống ung thư. Lá được sử dụng như thuốc đắp khi có khối u.
3 Tác dụng của cây Viết

Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu để xác định tổng hàm lượng phenolic và flavonoid, hoạt tính chống oxy hóa và chống tyrosinase ở các bộ phận khác nhau của cây Viết xanh (quả, lá, hạt, vỏ thân và gỗ) và trong các phân đoạn vỏ thân. Tổng hàm lượng phenolic và Flavonoid của methanol và chiết xuất thô dạng nước của các bộ phận khác nhau của cây Viết xanh dao động từ 10,87 đến 176,56 mg GAE (tương đương axit gallic) trên một gam chiết xuất thô và 14,33 đến 821,67 mg QE (tương đương quercetin) trên một gam chiết xuất thô, tương ứng. Lá và vỏ thân thể hiện tổng hàm lượng phenolic và flavonoid cao hơn, hoạt tính chống oxy hóa và chống tyrosinase cao hơn so với quả, hạt và gỗ. Vỏ thân được chiết xuất tuần tự bằng n-hexan, etyl axetat, methanol và nước, sau đó các chiết xuất phân đoạn được tiến hành thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa và chống tyrosinase. Chiết xuất etyl axetat và metanol của vỏ thân cây cho thấy hàm lượng phenolic và flavonoid tổng thể cao hơn và hoạt động chống oxy hóa và chống tyrosinase cao hơn so với chiết xuất n-hexan và chiết xuất nước. Hơn nữa, chiết xuất etyl axetat của thân cây Viết xanh cho thấy hoạt động chống tyrosinase cao nhất. Dược liệu này có thể là nguồn nguyên liệu tiềm năng của chất ức chế tyrosinase để ứng dụng trong lĩnh vực dược phẩm và mỹ phẩm.
4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng
Hạt có tác dụng bổ, trừ giun, hạ sốt, thu liễm.
4.2 Quả cây Viết ăn được không?

Viết xanh thường được trồng để lấy quả. Rễ và vỏ thường được dùng với tác dụng gây nôn, trị ỉa chảy, thu liễm, hoa được dùng trong trường hợp đau mắt, sốt bổ, khát nước, trị sán lãi.
Nhân dân Ấn Độ thường dùng hạt chế thành bột để trị bệnh liên quan đến mắt, được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh phong, rối loạn bài tiết, khát nước. Rễ và vỏ cây thường được dùng khi trẻ em bị ỉa chảy bằng cách nghiền ra trong nước, sau đó thêm Mật Ong rồi uống. Lá cây đem đun sôi trong dầu Gừng cùng với bột vỏ cây dùng làm thuốc trị phù thũng.
5 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Viết, xanh 1176. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2025.
- Tác giả Sirinada Srisupap và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2021). In vitro antioxidant and antityrosinase activities of Manilkara kauki, PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2025.