Tử Châu (Callicarpa bodinieri H. Lev.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) | Verbenaceae (Cỏ roi ngựa) |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Callicarpa bodinieri H. Lev. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Callicarpa subcanescens Rehder |

Tử châu thuộc dạng cây bụi, chiều cao mỗi cây khoảng 1 đến 2 mét, những cành cây khi còn nhỏ có phủ lông. Phiến lá của cây Tử châu có dạng hình bầu dục đến hình xoan. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Callicarpa bodinieri H. Lev.
Tên đồng nghĩa: Callicarpa subcanescens Rehder
Tên gọi khác: Trân châu phong.
Họ thực vật: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa).
1.1 Đặc điểm thực vật

Tử châu thuộc dạng cây bụi, chiều cao mỗi cây khoảng 1 đến 2 mét, những cành cây khi còn nhỏ có phủ lông.
Phiến lá có dạng hình bầu dục đến hình Xoan, chiều dài mỗi phiến lá khoảng 5 đến 17cm, chiều rộng từ 2,5 đến 10cm, đầu lá có mũi nhọn dài, gốc lá thuôn, mặt trên có phủ một lớp lông nhỏ, mặt dưới có màu vàng nâu, phủ một lớp lông hình sao, mép lá có khía răng nhỏ, không đều. Cuống lá dài khoảng 0,5 đến 1cm, cuống có rãnh.
Cụm hoa mọc phân nhánh, hoa có màu hồng tím, không có lông.
Quả của cây Tử châu thuộc dạng quả hạch, có màu hồng tím, bề mặt nhẵn bóng.
1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tử châu được tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường mọc ở Lạng Sơn, Hà Nam, Lâm Đồng.
Tử châu thường mọc rải rác trong những khu rừng thứ sinh, rừng hỗn giao hoặc mọc ở ven rừng, tràng cây bụi, độ cao phân bố khoảng từ 200 đến 1500 mét.
Tử châu ra hoa vào tháng 6 đến tháng 7, có quả vào tháng 8 đến tháng 11.

2 Thành phần hóa học
Tử châu là một loại thảo dược trong y học cổ truyền Trung Quốc có hoạt tính chống viêm trong lâm sàng. Trong một nghiên cứu, thành phần hóa học của cây Tử châu đã được phân lập bao gồm 2 axit bodinieric 9,10- seco và abietane etherified J và K (1và2) và một hợp chất đã biết (3) được phân lập từ lá và cành của loài cây này. Cấu trúc hóa học của các hợp chất đã được làm sáng tỏ bằng phương pháp phân tích dữ liệu quang phổ chi tiết và phương pháp tính toán DP4 + NMR. Hợp chất 3 thể hiện tác dụng ức chế hoạt hóa inflammasome và biểu hiện sự chặn hoạt hóa inflammasome NLRP3 ở nồng độ không gây độc tế bào trong ống nghiệm.

3 Tác dụng của cây Tử châu
3.1 Tác dụng dược lý
Tử châu thể hiện tác dụng chống viêm bởi các thành phần abietane diterpenoids.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tử châu có vị đắng, chát, tính bình, cây có tác dụng thông kinh, thu liễm cầm máu, bình can, tiêu viêm, tiềm dương, tán ứ, định kinh.
3.2.2 Công dụng

Nhân dân Trung Quốc thường sử dụng Tử châu với mục đích trị nôn ra máu, dạ dày ruột xuất huyết, khạc ra máu, cảm nhiễm phần trên đường hô hấp, sưng amidan, viêm nhánh khí quản, viêm gan, động kinh, phụ nữ gặp tình trạng băng huyết.
Bên cạnh đó, Tử châu có thể dùng ngoài với mục đích trị bỏng lửa, ngoại thương xuất huyết.
Nhân dân còn dùng cành lá của cây Tử châu đem sắc với nước uống để trị ăn uống không tiêu, rễ và hạt của cây dùng để trị thương hàn phát mồ hôi của trẻ em, phụ nữ bạch đới.
4 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Tử châu, trang 1118. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2025.
- Tác giả Yue Sun và cộng sự (Ngày đăng tháng 10 năm 2023). Abietane diterpenoids with anti-inflammatory activities from Callicarpa bodinieri, Science Direct. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2025.
- Tác giả Junbo Gao và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2020). Anti-NLRP3 inflammasome abietane diterpenoids from Callicarpa bodinieri and their structure elucidation, Science Direct. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2025.