Cây Trứng Gà (Lê Ki Ma - Lucuma mammosa)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Ericales (Đỗ quyên) |
Họ(familia) | Sapotaceae (Hồng xiêm) |
Chi(genus) | Lucuma |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Lucuma mammosa Gaertn. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Pouteria lucuma |
Trứng gà thuộc dạng cây nhỡ, cành lá xum xuê. Cây thường được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng. Quả của cây có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể con người. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Trứng gà.
1 Trái Lê ki ma còn gọi là gì?
Cây trứn gà còn gọi là cây Lê ki ma do đó quả Lê ki ma còn được gọi là quả trứng gà.
Tên khoa học: Lucuma mammosa Gaertn.
Họ thực vật: Hồng xiêm Sapotaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Trứng gà thuộc dạng cây nhỡ, cành lá xum xuê.
Lá cây mọc so le, thường tập trung ở đầu cành. Phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình mũi mác. Gốc lá thuôn, đầu lá nhọn, mỗi lá có chiều dài khoảng 10-25cm, chiều rộng từ 3 đến 5cm. Mép không khía răng cưa, hai mặt không có lông, nhẵn, mặt dưới lá có màu hơi vàng, mặt trên màu sẫm.
Hoa Lê ki ma nhỏ, mọc đơn độc ở kẽ lá. Hoa Lê ki ma có màu vàng.
Quả hình trứng, dài khoảng 8-10cm, khi chín có màu vàng.
Hạt cứng có màu nâu.
Tuổi thọ cây trứng gà có thể lên đến vài trăm năm, đem lại giá trị cao.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Quả và hạt.
1.3 Cách trồng Lê ki ma từ hạt
Cây phân bố gốc ở các vùng núi thấp thuộc vùng Trung Mỹ và phía nam của Mexico. Cây được trồng từ lâu để lấy quả ăn.
Tại nước ta, chưa rõ cây được trồng từ bao giờ, nhưng đã có từ lâu ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng.
Cây có đặc điểm là ưa sáng, có khả năng thích nghi tốt ở các khu vực có khí hậu nóng ẩm hoặc hơi khô ở vùng nhiệt đới.
Cây có thể sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát, đất trên núi đá vôi, khả năng chịu khô hạn tốt, có thể tồn tại khi bị ngập nước.
Cây trứng gà trồng bao lâu có trái? Cây sinh trưởng nhanh, nhân giống bằng hạt, sau khoảng 3-5 tuần hạt đã bắt đầu nảy mầm với tỷ lệ cao. Tại nước ta, cây sau khi trồng 5 năm cho quả nhiều, hoa của cây thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Những cây trồng trên 10 năm cho nhiều hoa quả nhất. Thời gian thu hoạch quả có thể kéo dài lên đến 100 năm.
2 Phong thủy cây trứng gà
Cây trứng gà thuộc loại xanh quanh năm, quả khi chín có màu vàng giúp quang cảnh trở nên rực rỡ. Trong phong thủy, cây Trứng gà tượng trưng cho sự mạnh mẽ, hiên ngang, trồng cây trứng gà trước nhà giúp đem lại tài vượng cho gia chủ.
3 Thành phần hóa học
Thị quả có chứa glucid, protid, carotene, vitamin C.
Hạt của cây có chứa acid cyanhydric và glycosid tim.
4 Công dụng theo Y học cổ truyền
4.1 Quả Lê ki ma có tác dụng gì?
Tính vị: Quả có vị ngọt, bùi, tính bình.
Tác dụng: Bổ dưỡng cho cơ thể.
4.2 Công dụng
Cây được trồng chủ yếu để lấy quả ăn và làm mứt.
Thịt quả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt lại dễ tiêu hóa. 2 thành phần nổi bật là carotene và Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.
Hạt của cây đem rang lên làm bột, pha cùng với bột cacao để làm tá dược trong quá trình sản xuất kẹo socola.
4.3 Trái Lê ki ma kỵ gì? Tác hại của quả Lê ki ma
Quả Lê ki ma chứa nhiều đường do đó có thể gây tăng cân mất kiểm soát nếu ăn quá nhiều.
Cần lưu ý rằng, hạt của cây trứng gà có chứa glycosid tim và acid cyanhydric, việc sử dụng quá nhiều có thể gây ra những phản ứng không mong muốn.
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả Đỗ Huy Bích (Xuất bản năm 2006). Cây trứng gà, trang 393-394, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.