Trám Hồng (Canarium bengalense Roxb.)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Sapindales (Bồ hòn)

Họ(familia)

Burseraceae (Trám)

Chi(genus)

Canarium

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Canarium bengalense Roxb.

Trám Hồng (Canarium bengalense Roxb.)

Trám hồng thuộc dạng cây gỗ, chiều cao mỗi cây lên đến 20 mét, những nhánh cây khi còn non có màu nâu giống đất sét. Phiến lá có chiều dài lên đến 60cm, gồm 13 đến 21 lá chét. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Canarium bengalense Roxb.

Tên gọi khác: Trám ba cạnh, Cà na Bengal.

Họ thực vật: Burseraceae (Trám).

Cây Trám hồng
Cây Trám hồng

1.1 Đặc điểm thực vật

Trám hồng thuộc dạng cây gỗ, chiều cao mỗi cây lên đến 20 mét, những nhánh cây khi còn non có màu nâu giống đất sét.

Phiến lá có chiều dài lên đến 60cm, gồm 13 đến 21 lá chét, các lá chét mọc đối, chiều dài phiến lá chét khoảng từ 8 đến 15cm, chiều rộng từ 2,5 đến 5cm, phiến lá thon, không cân, các gân bên nhiều, lá không có lông, cuống bên có chiều dài khoảng 2mm.

Chùy hoa dài bằng hoặc ngắn hơn lá, đài hoa có dạng hình chén, 3 răng, cánh hoa 3, chỉ nhị đính nhau đến ½, đĩa mật có lông.

Quả của cây Trám hồng thuộc dạng quả hạch, chiều dài mỗi quả khoảng 3,5cm, quả không có lông, nhân nhọn có 2 đầu, 3 cạnh, dày, cứng.

Dưới đây là hình ảnh cây Trám hồng:

Cây Trám hồng
Cây Trám hồng

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá và vỏ.

1.3 Đặc điểm phân bố

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Trám hồng được tìm thấy ở Ấn Độ, Lào, Myanmar và Việt Nam. Tại nước ta, Trám hồng được tìm thấy ở một số tỉnh thành như Ninh Bình, Thanh Hóa. Cây thường mọc rải rác trong những khu rừng thông xanh, các khu vực núi đá vôi, độ cao phân bố khoảng từ 300 đến 500 mét.

Cây ra hoa vào tháng 5 đến tháng 6, có quả vào tháng 7 đến tháng 12.

2 Thành phần hóa học

Trám hồng có chứa chất nhựa.

Lá của cây Trám hồng
Lá của cây Trám hồng

3 Tác dụng của cây Trám hồng

3.1 Tác dụng dược lý

Nghiên cứu hóa thực vật của vỏ thân cây Trám hồng đã phân lập một flavone glycoside mới (5) cùng với sáu hợp chất đã biết (1-4, 6 và 7). Cấu trúc hóa học của hợp chất mới được làm sáng tỏ là 3'-hydroxy-7,4'-dimethoxyflavone-5-O-α-L-arabinofuranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside. Để đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào trong ống nghiệm, các phân lập (1-7) đã được thử nghiệm chống lại tổn thương do Hydrogen peroxide (H(2)O(2)) gây ra ở tế bào gan nuôi cấy sơ cấp. Khả năng sống của tế bào gan được tăng lên khi xử lý bằng từng hợp chất, ngoại trừ hợp chất 1. Hợp chất 3, 4 và 7 có tác dụng bảo vệ tế bào tương đương với Curcumin, là chất đối chứng dương tính. Kết quả của các nhà khoa học cho thấy các thành phần bảo vệ tế bào của cây Trám hồng có thể góp phần vào việc sử dụng truyền thống của nó trong điều trị khối u và tổn thương gan.

Cây Trám hồng có tác dụng gì?
Cây Trám hồng có tác dụng gì?

3.2 Công dụng

Quả của cây Trám hồng có thể ăn được.

Nhân dân Ấn Độ thường dùng lá và vỏ để làm thuốc đắp ngoài trong trường hợp bị sưng đau do phong thấp.

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Trám hồng, trang 1040. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2025.

Tác giả Hoang Thi Le và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2012). Constituents from the stem barks of Canarium bengalense with cytoprotective activity against hydrogen peroxide-induced hepatotoxicity, PubMed. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Trám Hồng (Canarium bengalense Roxb.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595