Cây Trâm (Syzygium cumini)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Cây Trâm (Syzygium cumini)

Theo truyền thống, Cây Trâm hay Syzygium cumini được sử dụng để chống lại bệnh tiểu đường và bệnh kiết lỵ... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Cây Trâm.

1 Cây trâm có mấy loại?

Cây trâm rừng có ba loại, đó là trâm vối, trâm đỏ và trâm nước.

Bài viết này sẽ gửi đến quý bạn đọc những thông tin về cây trâm vối bởi những tác dụng trị bệnh trong y học truyền thống đã được ứng dụng lâu đời cũng như các nghiên cứu hiện đại về tính chất, tác dụng dược lý của cây.

2 Cây trâm có phải là cây vối không? Trái trâm miền Bắc gọi là gì?

Cây trâm hay miền Bắc còn gọi là trâm mốc, trâm với hay vối rừng, có danh pháp khoa học là Syzygium cumini, họ Myrtaceae, đôi khi cũng có nhiều địa phương gọi là cây trâm đen do quả của cây khi chín màu đen.

Tên tiếng anh của cây là Jamblon hay Jamelonier.

2.1 Mô tả thực vật cây trâm

Cây trâm là cây thân gỗ, cao khoảng 6-20 m, cành cây màu xám trắng khi khô, có hình trụ.

Lá cây trâm mọc đối, phiến lá nguyên, hình elip, hẹp ở đầu lá, kích thước khoảng 6 - 12 cm x 3,5 - 7 cm, lá dai cứng, láng, màu hơi nhạt khi khô.

Hoa trâm mọc trên cành thành chùy, có đĩa mật thu hút ong mật, hình dạng giống trái lê 4 - 8 mm, đài hoa có thùy 0,3 - 0,7 mm, cánh hoa 4, màu trắng sáng hay tím, dính nhau, cánh hình bầu dục hơi tròn khoảng 2,5 mm, vòi nhụy và tiểu nhụy dài khoảng 3 - 4 mm.

Quả trâm màu đỏ đen, dạng elip giống cái bình, kích thước 1 - 2 cm, chứa 1 hạt, ống đài còn lại khoảng 1 - 1,5 mm. Quả nạc nhỏ giống trái ô liu, hình bầu dục tròn thon, khi chưa chín màu xanh, chuyển dần sang hồng rồi đỏ và cuống cùng là màu tím đen, bóng láng khi chín. Quả trâm có vị ngọt hơi chát, có thể giảm bớt vị đắng bằng cách ngâm chua, thêm một ít muối và ngâm ít nhất 1 giờ.

Chất gỗ của cây rất cứng, không bị mục.

Hình ảnh cây trâm
Hình ảnh cây trâm

3 Phân bố, sinh thái

Cây trâm có nguồn gốc từ Nam Á, chủ yếu là Pakistan, Ấn Độ, Afghanistan và Myanmar, và Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Indonesia, Philippines, Hawaii và Úc, nó cũng được trồng ở Florida và Kenya.

Thời kỳ thu hoạch quả ở châu Á thường bắt đầu vào tháng 6 đến tháng 7 và kéo dài từ 30 đến 40 ngày.

Cây trâm có nguồn gốc từ Nam Á
Cây trâm có nguồn gốc từ Nam Á

4 Bộ phận sử dụng

Các bộ phận khác nhau của cây bao gồm hạt, vỏ cây, lá và quả đã được nghiên cứu và điều tra về các đặc tính dược lý khác nhau. 

5 Thành phần hóa học

Các chất hóa học thực vật như axit malieic, axit oxalic, axit gallic, tannin, cynidin glycoside, axit oleanolic, flavonoid, tinh dầu, axit betulinic, Friedelin đã được báo cáo.

Trong cây còn có sự hiện diện của các chất chuyển hóa sơ cấp và thứ cấp khác nhau như carbohydrate, protein, axit amin, alkaloid, Flavonoid (tức là quercetin, myricetin, kaempferol), axit phenolic (axit galic, axit caffeic, axit ellagic) và anthocyanin (delphinidin-3,5- O -diglucoside, petunidin-3,5- O -diglucoside, malvidin-3,5- O -diglucoside).

Lá cây chứa tinh dầu có mùi dễ chịu. Dầu chứa terpen, 1-limonene và dipentene (20%), sesquiterpen thuộc loại cadalane (40%) và sesquiterpen thuộc loại azulene (10% hoặc ít hơn).

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học

6 Tác dụng

6.1 Theo y học cổ truyền

Theo truyền thống, cây trâm được sử dụng để chống lại bệnh tiểu đường và bệnh kiết lỵ, và được dùng cho phụ nữ có tiền sử phá thai.

Cây trâm đã được sử dụng trong nhiều hệ thống y học cổ đại khác nhau như Siddha, Tây Tạng, Unani, Sri Lanka và Ayurveda. Nó được sử dụng trong các hệ thống nói trên với mục đích chữa tiêu chảy, rối loạn kinh nguyệt, béo phì, xuất huyết và tiết dịch âm đạo.

6.2 Tác dụng dược lý

6.2.1 Lá cây trâm có tác dụng gì?

Tinh dầu trong lá đ ược báo cáo là chịu trách nhiệm cho hoạt động kháng khuẩn. Chiết xuất lá cho thấy tác dụng chống lại Escherchia coli và Staphylococcus aureus.  

Ngoài các phần ăn được, bao gồm quả và bột hạt, lá của cây trâm có tác dụng làm giảm nồng độ Glucose trong cả máu và huyết thanh của động vật mắc bệnh tiểu đường thực nghiệm.

một phần chiết xuất từ etanol lá cây trâm, thu được từ sắc ký cột, đã gây ra sự ức chế đáng kể (69%) đối với dòng tế bào ung thư vú T47D.

6.2.2 Bảo vệ dạ dày, chống loét

Đối với nghiên cứu trên tổn thương niêm mạc dạ dày đã được gây ra ở 68 con chuột Sprague-Dawley bằng cách sử dụng Dung dịch HCL/ethanol qua đường miệng. Để kiểm tra, ba nhóm được hình thành, một nhóm kiểm soát âm tính, một nhóm Omeprazole và một nhóm tanin. Chỉ số giai đoạn loét của cho thấy tannin đã làm giảm đáng kể tổn thương niêm mạc dạ dày. Các nghiên cứu về mức độ tổn thương dạ dày cũng được thực hiện cho thấy nồng độ gốc tự do trong dạ dày thấp hơn ở chuột được cho ăn với liều lượng 20g tanin/kg chuột.   

6.2.3  Chống oxy hóa

Chiết xuất Ethanolic của hạt cây trâm làm giảm căng thẳng oxy hóa gia tăng liên quan đến sinh bệnh học và tiến triển của tổn thương mô tiểu đường. Các nghiên cứu mô bệnh học cũng hứa hẹn tác dụng bảo vệ của nó đối với các tế bào β tuyến tụy.

Chiết xuất etanol của nhân hạt trâm cũng làm giảm chất phản ứng axit thiobarbituric (TBARS) và tăng Glutathione khử (GSH), superoxide dismutase (SOD) và chất xúc tác (CAT).  

6.2.4 Hạ lipid máu và bảo vệ tim mạch 

Phần giàu flavonoid của hạt trâm được đánh giá về khả năng chống lipid máu; kết quả cho thấy giảm nồng độ lipoprotein mật độ thấp (LDL) và tăng nồng độ lipoprotein mật độ cao (HDL) ở chuột.   

Chiết xuất hạt metanol của cây trâm thể hiện hoạt động bảo vệ tim mạch trong nhồi máu cơ tim do isoproterenol gây ra ở chuột. Cho ăn trong 30 ngày dẫn đến sự bảo vệ phụ thuộc vào nồng độ chống lại nhồi máu cơ tim.  

6.2.5 Tiềm năng trị đái tháo đường       

Chiết xuất hạt cây trâm (200 mg/kg) kết hợp với thuốc tiêu chuẩn Metformin cho thấy tác dụng chống tăng đường huyết đáng chú ý ở chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra.

Chiết xuất Ethanol của nhân hạt cây trâm làm giảm đáng kể nồng độ GSH trong gan và thận của chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra.

6.2.6 Tiềm năng chống ung thư

Charepalli và cộng sự (2016) đã báo cáo hoạt động chống ung thư của anthocyanin được phân lập từ quả trâm bằng cách sử dụng metanol đã axit hóa. Kết quả cho thấy rằng quả trâm đã kích hoạt tác dụng gây độc tế bào chống lại các tế bào ung thư ruột kết HCT-116 ở chế độ phụ thuộc vào liều lượng.

Những phát hiện gần đây cho thấy chiết xuất metanol từ hạt và lá của cây trâm ức chế sự phát triển của dòng tế bào ung thư ruột kết theo cách phụ thuộc vào liều lượng với IC50 là 1,24 và 1,42 µg/mL, trong khi IC 50 của thuốc tiêu chuẩn Doxorubicin là 1,14 µg/mL.

Công dụng
Công dụng

7 Tài liệu tham khảo

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cây Trâm (Syzygium cumini)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633