Tổ Kén Tròn (Helicteres isora L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Magnoliophyta (Thực vật có hoa)

Magnoliopsida (Thực vật hai lá mầm)

Bộ(ordo)

Malvales (Bông)

Họ(familia)

Sterculiaceae (Trôm)

Chi(genus)

Helicteres

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Helicteres isora L.

Tổ Kén Tròn (Helicteres isora L.)

Tổ kén tròn thuộc dạng cây bụi cao, chiều cao mỗi cây khoảng từ 2 đến 4,5 mét. Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình trái Xoan rộng tròn dài, gốc lá tròn, đôi khi không cân xứng. Bài viết dưới dây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Helicteres isora L.

Tên gọi khác: Dó trĩn.

Họ thực vật: Sterculiaceae (Trôm).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Tổ kén tròn
Đặc điểm thực vật của cây Tổ kén tròn

Tổ kén tròn thuộc dạng cây bụi cao, chiều cao mỗi cây khoảng từ 2 đến 4,5 mét.

Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình trái xoan rộng tròn dài, gốc lá tròn, đôi khi không cân xứng, có thùy hoặc không có thùy, mép lá có khía răng nhọn, các lá kèm có dạng hình kim, dễ rụng.

Cụm hoa mọc thành xim, mỗi xim gồm 2-3 hoa, đài dài 1,2cm, các cánh hoa có màu xanh rồi hồng hay hồng tía, dài khoảng 3-4cm, cuống nhị nhụy mang 10 nhị quanh bầu.

Quả của cây Tổ kén tròn có dạng hình trụ tròn, mọc xoắn lại như cuốn thừng, bề mặt phủ lông sao.

Hạt có khía, kích thước khoảng 2mm.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Rửa sạch, thái phiến rồi đem phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Quả của cây Tổ kén tròn
Quả của cây Tổ kén tròn

Tổ kén tròn được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới của châu Á và các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Tại nước ta, Tổ kén tròn thường phân bố ở Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Lâm Đồng, An Giang.

Cây thường mọc rải rác trong các khu rừng, ven suối, độ cao phân bố có khi lên đến 900 mét.

Thời điểm ra hoa là từ tháng 4 đến tháng 10, có quả từ tháng 6 đến tháng 11.

2 Thành phần hóa học

Vỏ có chứa các sắc tố diệp lục, một chất có màu vàng da cam như Curcumin, đường anilide, Saponin, lignin, phlorotannin, phytosterol.

3 hợp chất chính của H. isora ​​đã được xác định là axit 4'-O-β-D-glucopyranosyl rosmarinic, axit 4,4'-O-di-β-D-glucopyranosyl rosmarinic và axit lactic 2R-O-(4'-O-β-D-glucopyranosyl caffeoyl)-3-(4-hydroxyphenyl). Lá được phân lập và định tính để tìm các flavone mới, 7,41-di-o-methyl isoscutellarein tức là (5,8-dihydroxy-7,41 flavone) cùng với kaempferol-3-o-galactoside (trifolin) và herbacetin-8-o-glucoronide (hibifolin). Vỏ thân chứa lục lạp, sắc tố, phytosterol, axit hydroxyl cacboxylic, chất màu vàng cam, saponin, phlobotannin, đường và lignin. Hạt chứa phytosterol, dầu và chất béo cố định, hợp chất phenolic, tannin, axit amin và carbohydrate. Cucurbitacin B và isocucurbitacin B có trong rễ cây Tổ kén tròn.

Hoa của cây Tổ kén tròn
Hoa của cây Tổ kén tròn

3 Tác dụng của cây Tổ kén tròn

3.1 Chống oxy hóa

Chiết xuất axeton từ quả của cây Tổ kén tròn ​​khô cho thấy hoạt tính chống oxy hóa mạnh so với chiết xuất hexan và isopropyl alcohol và cũng thể hiện độc tính đối với tế bào ung thư phổi ở người (NCI-H460).

3.2 Kháng khuẩn và diệt giun sán

Hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất methanolic, ancaloit cô lập, Flavonoid và hợp chất phenolic từ quả khô đã được thử nghiệm đối với Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella abony và Staphylococcus aureus bằng phương pháp khuếch tán cốc đĩa. Chiết xuất methanol của vỏ cây Tổ kén tròn ​​thể hiện tác dụng diệt giun sán đối với giun đất trưởng thành Ấn Độ (Pheretima posthuma) và cho thấy tác dụng tốt nhất ở liều 50 mg/mL với thời gian gây tê liệt là 12,54 phút và thời gian chết là 16,55 phút khi so sánh với Albendazole chuẩn.

3.3 Chống viêm

Tác dụng chống viêm từ chiết xuất methanol của vỏ thân cây đã được chứng minh trong tình trạng viêm do carrageenan gây ra ở chuột bạch, cho thấy hoạt động mạnh hơn so với chiết xuất ete dầu mỏ.

3.4 Hạ lipid máu

Các nhà khoa học đã báo cáo rằng việc điều trị liên tục bằng chiết xuất vỏ cây H. isora ​​đã làm giảm các thông số lipid trên ở chuột mắc bệnh tiểu đường xuống mức gần như bình thường. Việc điều trị bằng chiết xuất vỏ cây Tổ kén tròn ​​đã làm giảm các lipoprotein này ở chuột mắc bệnh tiểu đường xuống mức gần như bình thường. Nồng độ cholesterol và Phospholipid đã giảm đáng kể ( P <0,05) ở những con chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

Hoa của cây Tổ kén tròn
Hoa của cây Tổ kén tròn

4.1 Tính vị, tác dụng

Rễ cây có vị nhạt, hơi đắng, tính bình có tác dụng lý khí giảm đau, phát biểu. Rễ và vỏ cây có tác dụng làm long đờm, làm dịu và săn da.

Quả của cây Tổ kén tròn cũng có tác dụng làm dịu và săn da.

4.2 Công dụng

Nhân dân Trung Quốc sử dụng rễ cây trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, ngoài ra, cũng được dùng trong trường hợp tắc ruột và cảm mạo phát nhiệt.

Nhân dân Ấn Độ thường sử dụng rễ và vỏ cây trong trường hợp trị bệnh về ruột, trị cảm cúm, ngoài ra còn được dùng với mục đích chống tiết sữa, dùng ngoài để đắp khi bị mụn nhọt, vỏ cây được dùng để trị lỵ, ỉa chảy vì giảm mật, dịch rễ dùng để chữa đái đường, đau dạ dày, trị rắn cắn. Quả được dùng để trị đau bụng và đầy hơi ở trẻ nhỏ.

Nhân dân Thái Lan thường dùng vỏ thân và rễ để làm thuốc lợi tiêu hóa, quả của cây Tổ kén tròn được dùng để trị đau cơ, dau dạ dày, chống đầy hơi, viêm gan, trừ ỉa chảy và làm thuốc long đờm.

5 Cây Tổ kén tròn trị bệnh gì?

Cây Tổ kén tròn trị bệnh gì?
Cây Tổ kén tròn trị bệnh gì?

5.1 Chữa viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày

12-20g rễ và quả của cây Tổ kén tròn đem sắc lấy nước uống.

5.2 Chữa đau dạ dày thể hiện, viêm loét dạ dày tá tràng

16g Tổ kén tròn (dùng rễ).

16g Ba Chạc.

16g rễ Hoàng lực.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

5.3 Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa

20g lá cây Tổ kén tròn đem sắc lấy nước uống.

6 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Tổ kén tròn, trang 1013. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Nirmal Kumar và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 2014). Plant profile, phytochemistry and pharmacology of Avartani (Helicteres isora Linn.): A review, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2025.
  3. Tác giả Acharaporn Rattanamaneerusmee và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2018). Chemopreventive and biological activities of Helicteres isora L. fruit extracts, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Tổ Kén Tròn (Helicteres isora L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595