Thuốc Dấu (Thuốc Giấu, Hồng Tước San Hô - Pedilanthus tithymaloides (L.) Poit.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Chi(genus)

Pedilanthus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Pedilanthus tithymaloides (L.) Poit.

Thuốc Dấu (Thuốc Giấu, Hồng Tước San Hô - Pedilanthus tithymaloides (L.) Poit.)

Thuốc dấu thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng chừng 1 mét, một số cây có kích thước lớn hơn. Thân cây thuộc dạng mập mạp, mọc đứng tạo thành hình chữ chi, thân ít phân nhánh. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Pedilanthus tithymaloides (L.) Poit.

Tên gọi khác: Dương san hô.

Họ thực vật: Euphorbiaceae (Thầu Dầu).

Toàn cây thuốc dấu
Toàn cây thuốc dấu

1.1 Đặc điểm thực vật

Thuốc dấu thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng chừng 1 mét, một số cây có kích thước lớn hơn.

Thân cây thuộc dạng mập mạp, mọc đứng tạo thành hình chữ chi, thân ít phân nhánh.

Lá cây mọc so le tạo thành 2 dãy lá đều, phiến lá có dạng hình trứng, dày, chiều dài mỗi lá khoảng từ 7 đến 10cm, chiều rộng từ 4 đến 6cm, gốc lá tròn, đầu lá nhọn, các gân rất mờ, cuống lá rất ngắn.

Hoa của cây Thuốc dấu có màu đỏ tươi, thường mọc ở ngọn thân.

Toàn cây Thuốc dấu có màu đỏ thẫm, nhựa có mủ trắng.

Mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 5, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 8.

Dưới đây là hình ảnh cây thuốc dấu:

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Dùng tươi.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Pedilanthus Neck. tại Việt Nam có 2 loài thì đều thuộc dạng nhập trồng với mục đích làm cảnh.

Thuốc dấu là loài có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của Trung Mỹ, sau đó được đem đi trồng ở nhiều nơi thuộc vùng nhiệt đới khác. Tại nước ta, Thuốc dấu cũng được trồng trong vườn nhà với mục đích làm cảnh, làm hàng rào hoặc trồng để làm dấu ở các ngôi mộ hoặc mồ mả.

Thuốc dấu là loài mọng nước, có khả năng chịu hạn tốt, cây ưa sáng, hơi chịu bóng nhẹ. Thuốc dấu cũng có khả năng sinh trưởng và phát triển ở những khu vực đất nghèo dinh dưỡng hoặc những vùng đất khắc nghiệt thuộc vùng bán hoang mạc. Những cây trồng ở Việt Nam ít khi thấy ra hoa, không thấy kết quả, nhưng lại có khả năng sinh sản vô tính khỏe.

Cây thuốc dấu
Cây thuốc dấu

2 Cách trồng và chăm sóc cây thuốc dấu (hồng tước san hô)

Thuốc dấu rất dễ trồng, ít khi phải chăm sóc, cây thường được trồng làm cảnh, làm hàng rào, có khả năng sinh trưởng trong những khu vực đất nghèo dinh dưỡng.

Trong quá trình trồng cần tưới nước đều đặn nhưng không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng cây bị úng nước, cần để cây ngoài nắng để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

3 Ý nghĩa của cây hồng tước san hô

Cây Hồng tước san hô phong thủy không chỉ là một loại cây cảnh đẹp, dễ chăm sóc mà còn là biểu tượng của những điều may mắn, tài lộc cho người trồng.

Cây hồng tước san hô hợp mệnh gì? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, theo đó, Thuốc dấu (Hồng tước san hô) hợp với những người mệnh Mộc. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian và còn tùy thuộc vào quan điểm của từng người.

4 Thành phần hóa học

Thuốc dấu có chứa myricin, euphorbin, resin và dầu béo.

Rễ cây Thuốc dấu có chứa azafrin, cycloartenol, octacosanol, beta-sitosterol.

5 Tác dụng dược lý

5.1 Tác dụng trên các vận động tự nhiên

Cao chiết cồn 50% từ toàn cây thuốc giấu không có rễ thể hiện tác dụng làm giảm vận động tự nhiên khi nghiên cứu trên chuột nhắt trắng. Khi nghiên cứu trên nghiệm pháp trụ quay, thuốc có tác dụng làm giảm thời gian bám trụ. Những tác dụng này đều là biểu hiện của sự ức chế đối với thần kinh trung ương.

5.2 Tác dụng hạ thân nhiệt

Cao khô chiết với cồn 50% từ toàn cây thuốc dấu không có rễ thể hiện tác dụng làm hạ thân nhiệt khi nghiên cứu trên chuột nhắt trắng.

Toàn cây thuốc dấu
Toàn cây thuốc dấu

5.3 Chống viêm

Thuốc dấu là một loại cây bụi nhiệt đới thấp của Mỹ với nhiều tác dụng chữa bệnh như gây nôn, chống viêm, kháng sinh, sát trùng, chống xuất huyết, kháng vi-rút, chống khối u và phá thai. Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu cồn thuốc từ cây thuốc dấu được thu thập ở Cuba đã được đánh giá về hoạt động chống viêm trong cơ thể sống, sử dụng xét nghiệm phù nề bàn chân chuột và về tác dụng dọn sạch trong ống nghiệm đối với các loại oxy phản ứng (ROS) (HO*, O2*-, HOCl, ROO* và H2O2), các loại nitơ phản ứng (RNS) (ONOO- và *NO) và gốc DPPH*. Hàm lượng protein, axit amin tự do và phenolic trong cồn thuốc cũng đã được xác định. Liên quan đến hoạt động chống viêm, việc dùng thuốc trong phúc mạc đã ức chế phù nề bàn chân chuột do carrageenan gây ra, trong khi trong các xét nghiệm dọn dẹp, thuốc cho thấy có hiệu quả chống lại tất cả các ROS và RNS đã thử nghiệm, đặc biệt đối với HO* (IC50 = 345+/-77 microg/mL), O2*- (IC50 = 143+/-7 microg/mL), HOCl (IC50 = 113+/-20 microg/mL), ONOO- (IC50 = 44+/-3 microg/mL) và *NO (IC50 = 54+/-4 microg/mL), nhưng lại thể hiện hoạt động yếu trong xét nghiệm DPPH*. Hàm lượng protein trong thuốc là 0,70% và đã xác định và định lượng được hai mươi loại axit amin tự do. Hàm lượng tổng phenolic là 17,4+/-0,15 mg tương đương axit gallic (GAE)/g vật liệu khô. Những kết quả này cung cấp hỗ trợ khoa học cho việc sử dụng thực nghiệm cồn thuốc P. tithymaloides như một loại thuốc chống viêm.

5.4 Tác dụng khác

Chiết xuất Ethanol của lá cây Thuốc dấu đã được thử nghiệm về hoạt tính sinh học đối với trứng, ấu trùng và nhộng của Culex quinquefasciatus. Các tác động này được quan sát ở từng giai đoạn sống. Phân tích định tính chiết xuất cho thấy sự hiện diện của Flavonoid, phenol và steroid nhưng không có ancaloit, glycoside, nhựa, Saponin và tanin. Kết quả chỉ ra rằng chiết xuất lá cây thuốc dấu thể hiện hoạt tính sinh học đáng kể đối với giai đoạn chưa trưởng thành của Cx. quinquefasciatus và cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để phát triển và sử dụng như một chất diệt khuẩn dựa trên sản phẩm tự nhiên trong kiểm soát véc tơ gây bệnh.

5.5 Độc tính cấp

Cao khô chiết bằng cồn 50% từ toàn cây thuốc dấu bỏ rễ sau khi tiêm phúc mạc thì xác định được liều chết trung bình LD50 là 1000mg/kg.

Cây thuốc dấu có tác dụng gì?
Cây thuốc dấu có tác dụng gì?

6 Công dụng theo Y học cổ truyền

6.1 Tính vị, tác dụng

Toàn cây có vị chua, tính hàn, vị hơi chát, cây có độc, thuốc dấu có tác dụng giải độc, tiêu thũng, tán ứ, sinh cơ, chỉ huyết.

Rễ cây thuốc dấu có tác dụng gây nôn.

Công dụng của cây Thuốc dấu
Công dụng của cây Thuốc dấu

6.2 Cây thuốc giấu (Hồng tước san hô) trị bệnh gì?

Thuốc dấu thường được dùng ngoài bằng cách dùng lá hoặc toàn cây đem giã nát, có thể thêm muối để đắp ngoài. Bên cạnh đó, nhựa mủ của cây cũng được dùng trong trường hợp vết thương chảy máu, mụn nhọt, vết trầy xước, viêm mủ, Bọ Cạp đốt, rết cắn.

Thuốc dấu còn được dùng để chữa bệnh bạch biến, mụn cóc.

Liều dùng là 4-8g lá đem hãm cùng với nước sôi để uống dùng để trị sổ mũi và chứng bứt rứt.

7 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Thuốc giấu, trang 915-916. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2025.
  2. Tác giả Siva Kamalakannan và cộng sự (Ngày đăng tháng 10 năm 2010). Pedilanthus tithymaloides (Euphorbiaceae) leaf extract phytochemicals: toxicity to the filariasis vector Culex quinquefasciatus (Diptera: Culicidae), PubMed. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2025.
  3. Tác giả Pedro Abreu và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2006). Anti-inflammatory and antioxidant activity of a medicinal tincture from Pedilanthus tithymaloides, PubMed. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Thuốc Dấu (Thuốc Giấu, Hồng Tước San Hô - Pedilanthus tithymaloides (L.) Poit.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595