Thôi Chanh Lá Xôn (Quăng - Alangium salviifolium (L.f.) Wang)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Cornales (Sơn thù du)

Họ(familia)

Alangiaceae (Thôi chanh)

Chi(genus)

Alangium

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Alangium salviifolium (L.f.) Wang

Thôi Chanh Lá Xôn (Quăng - Alangium salviifolium (L.f.) Wang)

Thôi chanh lá xôn thuộc dạng cây nhỡ, có nhánh, đôi khi có gai. Phiến lá nguyên, có dạng hình bầu dục hay hình Xoan ngược, chiều dài mỗi lá khoảng 10 đến 20cm, phiến dày, có dạng màng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Alangium salviifolium (L.f.) Wang

Tên gọi khác: Quăng, Quăng lông.

Họ thực vật: Alangiaceae (Thôi chanh).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Thôi chanh lá xôn
Đặc điểm thực vật của cây Thôi chanh lá xôn

Thôi Chanh lá xôn thuộc dạng cây nhỡ, có nhánh, đôi khi có gai.

Phiến lá nguyên, có dạng hình bầu dục hay hình xoan ngược, chiều dài mỗi lá khoảng 10 đến 20cm, phiến dày, có dạng màng, thể chất khá dai, mặt trên của lá rất nhẵn, mặt dưới có phủ một ít lông mềm nhiều hay ít, gốc lá tròn, thót lại dần dần và có mũi cứng hay không. Cuống lá ngắn, chiều dài khoảng 0,6 đến 1,2cm, có lông hay nhẵn.

Hoa mọc thành cụm gồm 3-5 cái ở nách lá.

Quả của cây Thôi chanh lá xôn thuộc dạng quả hạch dạng bầu dục hay dạng trứng, hơi dẹp, chiều dài khoảng từ 15 đến 20mm, có cạnh lồi khi khô, được bao bởi các thùy đài, có màu tím rượu vang, nạc, thơm.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ thân, gỗ, vỏ rễ, quả.

1.3 Đặc điểm phân bố

Thôi chanh lá xôn được tìm thấy ở Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Sri Lanka và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường phân bố ở một số tỉnh như Ninh Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thôi chanh lá xôn thường mọc rải rác trong những khu rừng thưa thường xanh trên vùng đất đá bazan, độ cao phân bố dưới 200 mét.

Hoa của cây Thôi chanh lá xôn
Hoa của cây Thôi chanh lá xôn

2 Thành phần hóa học

Vỏ cây có chứa 0,8% alangine, một alcaloid vô định hình và các alcaloid khác như akoline, akharkantine, lamarkine.

Quả của cây có chứa 2 alcaloid.

Hạt của cây Thôi chanh lá xôn có chứa 0,2% alcaloid mà chất chính trong nhân hạt dưới dạng base kết tinh là Alamarckine.

Thôi chanh lá xôn có chứa Flavonoid, terpenoid, phenolic glycosides, tannin, steroid, β-carboline và các ancaloit quinolizidine như alangine, alangicin, marckindine, tubulosine deoxytubulosine, emetine, ankorine và alangimarckine.

3 Tác dụng của cây Thôi chanh lá xôn

3.1 Tác dụng của hạt cây Thôi chanh lá xôn

Lá của cây Thôi chanh lá xôn
Lá của cây Thôi chanh lá xôn

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của hạt cây Thôi chanh lá xôn trong nhiều chiết xuất hữu cơ khác nhau để sàng lọc các hoạt động chống đái tháo đường, chống động kinh, giảm đau và chống viêm. Các chiết xuất chloroform, Ethanol và nước của hạt cây Thôi chanh lá xôn đã được lấy và tiến hành sàng lọc hóa thực vật và đánh giá các hoạt động dược lý của chúng. Từ nghiên cứu độc tính cấp tính, các tác giả quan sát thấy rằng các chiết xuất chloroform, ethanol và nước của hạt cây Thôi chanh lá xôn không độc ở liều cố định là 2000mg/kg. Trong số cả ba chiết xuất, chiết xuất ethanol đều thể hiện các hoạt động chống đái tháo đường, chống động kinh, giảm đau và chống viêm đáng kể (p < 0,01). Phân tích hóa thực vật cho thấy sự hiện diện của alkaloid, glycoside, terpenoid, steroid và tannin. Tuy nhiên, các thành phần hóa học chịu trách nhiệm cho các hoạt động dược lý vẫn đang được nghiên cứu.

3.2 Độc tính

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá độc tính bán mãn tính và sau đó là đánh giá độ an toàn của lá cây Thôi chanh lá xôn.

Chiết xuất nước của lá cây Thôi chanh lá xôn được uống với liều lượng 200, 400 và 800 mg/kg/ngày trong 90 ngày. Tất cả các con vật được quan sát hàng ngày về hành vi chung, những thay đổi về trọng lượng cơ thể, lượng thức ăn và nước tiêu thụ.

Trong những ngày cuối điều trị, các thông số sinh hóa và huyết học đã được phân tích, các con vật cũng được giết chết để kiểm tra tim, phổi, gan và thận. Hành vi chung và lượng nước tiêu thụ là bình thường ở tất cả các con chuột. Sự gia tăng trọng lượng cơ thể đã được quan sát thấy ở những con chuột cái của tất cả các nhóm trong khi trọng lượng cơ thể giảm ở những con vật nhóm liều cao của cả hai giới. Các thông số huyết học không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng chiết xuất liên tục. Giảm đáng kể nồng độ Glucose được quan sát thấy ở động vật nhóm liều trung bình và liều cao trong khi nồng độ urê và creatinine cao đáng kể ở động vật nhóm liều cao. Mặc dù xét nghiệm mô bệnh học của hầu hết các cơ quan không cho thấy thay đổi về cấu trúc, nhưng một số tổn thương ống thận đã được quan sát thấy ở động vật nhóm liều cao. Liều cao của chiết xuất đã cho thấy các dấu hiệu độc tính nhẹ trên xét nghiệm chức năng thận, nhưng không thấy phản ứng độc hại nào trên các thông số sinh hóa về huyết học và gan. Chiết xuất cũng cho thấy khả năng hạ đường huyết.

Quả của cây Thôi chanh lá xôn
Quả của cây Thôi chanh lá xôn

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Vỏ thân được dùng làm thuốc long đờm, cầm ỉa chảy, vỏ rễ có tác dụng xổ, trừ giun.

Quả của cây Thôi chanh lá xôn có vị chua và chát thường dùng để làm thông hơi, trừ giun.

4.2 Công dụng

Toàn cây Thôi chanh lá xôn
Toàn cây Thôi chanh lá xôn

Nước ép lá được dùng ngoài và uống trong trường hợp bị chó cắn. Lá cũng được dùng làm thuốc đắp để chữa đau thấp khớp, chữa lành vết thương, tiểu đường và xuất huyết.

Nhân dân Thái Lan thường dùng vỏ thân để trị bệnh hen suyễn và trị ỉa chảy, gỗ cây được cho là có tác dụng bổ, thường dùng ngoài để trị bệnh trĩ, quả được dùng làm thuốc lợi trung tiện và trừ giun.

Nhân dân Ấn Độ thường dùng vỏ rễ để trị sốt và các bệnh ngoài da, bên cạnh đó, vỏ rễ cũng được dùng làm thuốc chống nôn mửa.

Nhân dân Campuchia thường dùng vỏ và rễ cây để làm thuốc trừ giun, lợi tiểu, gây xổ, chữa phong cùi, giang mai và chống các loại độc.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Quăng, trang 445. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Ashish Kumar Sharma và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2011). Pharmacological studies on seeds of Alangium salvifolium Linn, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2025.
  3. Tác giả Bhupinder Kapoor và cộng sự (Ngày đăng tháng 9 năm 2017). Sub-chronic safety evaluation of aqueous extract of Alangium salvifolium (L.f.) Wangerin leaves in rats, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Thôi Chanh Lá Xôn (Quăng - Alangium salviifolium (L.f.) Wang)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789