Thổ Mật (Đỏm Lông - Bridelia monoica (Lour.) Merr.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Tracheophyta (Thực vật có mạch) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Malpighiales (Sơ ri) |
Họ(familia) | Euphorbiaceae (Thầu dầu) |
Chi(genus) | Bridelia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Bridelia monoica (Lour.) Merr. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Clutia monoica Lour. Bridelia tomentosa |

Thổ mật thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 5 mét hoặc hơn, những cành non mảnh, có lông hung. Phiến lá có dạng hình bầu dục hay hình thoi, chiều dài khoảng từ 3 đến 8cm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Bridelia monoica (Lour.) Merr.
Tên đồng nghĩa: Clutia monoica Lour., Bridelia tomentosa
Tên gọi khác: Đỏm lông.
Họ thực vật: Euphorbiaceae (Thầu Dầu).
1.1 Đặc điểm thực vật

Thổ mật thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 5 mét hoặc hơn, những cành non mảnh, có lông hung.
Phiến lá có dạng hình bầu dục hay hình thoi, chiều dài khoảng từ 3 đến 8cm, chiều rộng từ 1,5 đến 4cm, hai đầu có dạng hình tròn hoặc tù, mặt dưới có phủ một lớp lông tơ nhạt, cuống lá mảnh, những lá kèm có dạng hình lưỡi mác hẹp.
Cụm hoa mọc thành xim, hoa mọc nhiều ở nách lá, các lá bắc có kích thước nhỏ, các hoa đực có 5 lá đài, 5 cánh hoa, đĩa mật tròn, bầu với 2 vòi nhụy chẻ đôi ở đỉnh.
Quả thuộc dạng quả nang có dạng hình cầu, chiều dài khoảng 5 đến 7mm, rộng 5mm, mỗi quả chứa 2 hạt.
1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ, rễ, lá.
1.3 Đặc điểm phân bố
Khoảng 60 loài thuộc chi Bridelia (Phyllanthaceae) được tìm thấy trên khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, chủ yếu ở Châu Phi và Châu Á. Một số loài thuộc chi Bridelia được sử dụng trong các loại thuốc phổ biến như thuốc chống amip, ngăn ngừa thiếu máu, kháng khuẩn, chống co giật, chống tiểu đường, chống tiêu chảy, chống giun sán, chống viêm, chống sốt rét, giảm đau, kháng vi-rút, hạ đường huyết và điều trị đau bụng, tim mạch, phụ khoa và các bệnh về tình dục.
Thổ mật được tìm thấy ở Lào, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Philippin, Indonesia, Australia và Việt Nam.
Tại nước ta, cây thường mọc phổ biến khắp nơi.
Thổ mật thường mọc ở những khu rừng thưa, trảng cây bụi, quanh làng, trảng cỏ, những nơi đất có nhiều mùn, độ cao phân bố lên đến 700 mét.
Thời điểm ra hoa từ tháng 4 đến tháng 7, có quả vào tháng 6 đến tháng 9.

2 Thành phần hóa học
Phân tích HPLC cho thấy sự hiện diện của axit phenolic (axit tannic, axit gallic và axit salicylic) cũng như Flavonoid (Naringin) trong chiết xuất methanol lá cây Thổ mật cho thấy tiềm năng chống oxy hóa trong ống nghiệm với các đặc tính loại bỏ gốc DPPH, oxit nitric, hydro peroxide và hydroxyl.
Phân tích chiết xuất từ quả của cây Thổ mật cho thấy sự hiện diện của axit phenolic (axit benzoic, gallic và salicylic) cũng như flavonoid (quercetin và Rutin).

3 Tác dụng của cây Thổ mật
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác dụng bảo vệ của chiết xuất methanol từ lá cây Thổ mật chống lại độc tính gan do stress oxy hóa trung gian do carbofuran gây ra ở chuột. Dùng đồng thời chiết xuất lá cây Thổ mật với carbofuran cho thấy tác dụng bảo vệ đáng kể phụ thuộc vào liều lượng của độc tính gan đối với các dấu hiệu huyết thanh như alanine aminotransferase, aspartate aminotransferase, alkaline phosphatase, γ-glutamyl-transferase, lactate dehydrogenase, tổng bilirubin, tổng protein, Albumin, globulin, lipid, ure, axit uric và creatinin. Ngộ độc carbofuran cũng cho thấy sự gia tăng malondialdehyde (MDA) và giảm nồng độ enzyme chống oxy hóa nội sinh trong tế bào ở chuột so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, điều trị đồng thời chiết xuất lá cây Thổ mật làm tăng nồng độ enzyme chống oxy hóa gan, chẳng hạn như superoxide dismutase, catalase và Glutathione Peroxidase, và sửa đổi nồng độ MDA. Bên cạnh đó, thông qua quá trình đánh giá mô bệnh học xác định rằng, chiết xuất là cây Thổ mật có thể bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do carbofuran gây ra. Do đó, các nhà khoa học đã sơ bộ kết luận rằng axit phenolic và flavonoid trong chiết xuất lá cây Thổ mật có tác dụng trung hòa các tổn thương gan do oxy hóa do các gốc tự do độc hại gây ra.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền
4.1 Tính vị, tác dụng
Thổ mật có vị chát, giúp điều kinh, định thần, thanh nhiệt giải độc.
4.2 Công dụng

Dân gian thường dùng để làm thuốc chữa đau xương, tê thấp.
Nhân dân Campuchia thường sử dụng quả chín để ăn, ngoài ra quả còn được dùng để chữa tưa lưỡi và đẹn sởi.
Nhân dân Malaysia thường dùng vỏ cây để thuộc da, rễ cây Thôt mật dùng làm thuốc uống sau khi sinh đẻ (thời gian uống thuốc là 3 ngày). Ngoài ra, vỏ cây còn được dùng để sắc thuốc uống trong trường hợp bị đau bụng. Lá cây nấu cùng với lá ổi và rễ của cây Sim rừng để làm thuốc trị đau dạ dày.
Nhân dân ở Giava thường dùng Thổ mật trong các bài thuốc Y học cổ truyền để trị bệnh.
Nhân dân thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc thường dùng rễ cây để trị suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, lá cây dùng để trị gãy xương, đòn ngã tổn thương. Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam lại dùng rễ và lá của cây Thổ mật tương tự như khi dùng cây Thổ mật leo.
5 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Thổ mật, trang 896-897. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2025.
- Tác giả T A Ngueyem và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2009). The genus Bridelia: a phytochemical and ethnopharmacological review, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2025.
- Tác giả Milon Mondal và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2021). Antioxidant mediated protective effect of Bridelia tomentosa leaf extract against carbofuran induced oxidative hepatic toxicity, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2025.