Thanh Mộc Hương (Aristolochia tuberosa)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Magnoliidae (Phân lớp mộc lan)

Bộ(ordo)

Piperales (Hồ tiêu)

Họ(familia)

Aristolochiaceae (Mộc hương)

Chi(genus)

Aristolochia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Aristolochia tuberosa C. F. Liang et S. M. Hwang

Thanh Mộc Hương (Aristolochia tuberosa)

Thanh Mộc Hương thuộc dạng dây leo, cây sống nhiều năm, chiều dài mỗi cây lên đến hàng mét. Rễ củ có kích thước lớn, nạc, có hình dáng đa dạng, bề mặt sần sùi. Thân cây nhẵn, có khía rãnh. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Aristolochia tuberosa C. F. Liang et S. M. Hwang

Tên gọi khác: Bội xà sinh.

Họ thực vật: Aristolochiaceae (Nam mộc hương).

1.1 Đặc điểm thực vật

Thanh mộc hương thuộc dạng dây leo, cây sống nhiều năm, chiều dài mỗi cây lên đến hàng mét.

Rễ củ có kích thước lớn, nạc, có hình dáng đa dạng, bề mặt sần sùi.

Thân cây nhẵn, có khía rãnh.

Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình tim, gốc lá lõm chia thành 2 tai tròn rất rõ, đầu lá hơi tù, mép lá nguyên, hai mặt của lá nhẵn, mỗi lá có 5-7 gân chính xuất phát từ gốc lá, các gân tụ tạo thành mạng lưới.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, mỗi cụm có từ 5 đến 7 hoa hình ống, lá bắc có kích thước lớn, mọc đối diện với hoa, bao hoa có màu nâu tía.

Quả của cây Thanh mộc hương thuộc dạng quả nang, hình trứng đảo, mỗi quả có nhiều hạt dẹt có dạng hình tam giác, mép có cánh mỏng.

Mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 5, mùa quả từ tháng 7 đến tháng 9.

Đặc điểm phân bố
Đặc điểm phân bố

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Dùng tươi hay phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Thanh mộc hương thường được tìm thấy ở một số vùng Đông Á, Trung Quốc và Nhật Bản.

Tại nước ta, Thanh mộc hương có thể được coi là loài hiếm nhất trong chi Aristolochia L.

Thanh mộc hương có bản chất là loài ưa ẩm, hơi chịu bóng, cây thường mọc lẫn với những loài cây khác ở chân núi đá, độ cao phân bố khoảng 1500 mét.

Thanh mộc hương thường ra hoa quả nhiều, đặc biệt là vào giữa tháng 3, sang tháng 7 quả bắt đầu già. Ở những khu vực có vùng núi cao, nhiệt độ vào mùa đông xuống thấp trong nhiều ngày liên tục thì Thanh mộc hương có hiện tượng rụng bớt lá.

Thanh mộc hương là loài cây quý hiếm do đó cần có nhiều biện pháp nhân giống và tìm kiếm loài cây này.

Tại các cuộc điều tra nghiên cứu về các loài cây thuộc diện quý hiếm ở khu vực Phó Bảng - Phố Là năm 1998, 2000 và 2001 không phát hiện được bất kỳ một cá thể Thanh mộc hương nào, những cây được thu mẫu từ trước cũng đã mất.

2 Thành phần hóa học

Thanh mộc hương chứa acid aristolochic I, II, IIIa, VIIa, aristolophenanlacton, chất aurantiamid acetat có tác dụng độc với tế bào.

Rễ cây Thanh mộc hương có chứa magnoflorin.

3 Tác dụng của cây Thanh mộc hương

Hình ảnh cây Thanh mộc hương
Hình ảnh cây Thanh mộc hương

3.1 Tác dụng kháng khuẩn

Acid aristolochic thể hiện tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn Gram dương như Bacillus, Staphylococcus, Streptococcus, Diplococcus ở nồng độ thấp (khoảng 50 đến 200 microgam/ml). Nồng độ ức chế vi khuẩn Gram âm và nấm phải trên 200 microgam/ml.

3.2 Tác dụng chống u

Khi tiến hành thí nghiệm trên in vitro, dùng tế bào sarcoma-37 ở chuột nhắt trắng, ủ với acid aristolochic I, đã thấy sự phát triển của tế bào sarcoma-37 bị ức chế rất mạnh.

Đối với mô hình gây u báng thực nghiệm bằng tế bào sarcoma-37 ở chuột nhắt trắng, tiêm phúc mạc liều hàng ngày 1,25 đến 5mg/kg cân nặng trong 5 ngày liền, thời gian sống của chuột dùng thuốc tăng lên nhiều do thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào sarcoma-37.

3.3 Tác dụng đối với sự tiêu thụ oxy

Acid aristolochic thể hiện tác dụng làm tăng tiêu thụ oxy của tế bào gan và tế bào lách khi nghiên cứu trên chuột nhắt trắng.

Khi dùng liều càng cao thì sự tiêu thụ oxy cũng càng tăng lên.

Khi tiến hành thử trên đại thực bào được phân lập từ phúc mạc chuột lang và bạch cầu cũng thấy sự tiêu thụ oxy cao hơn ở những mẫu có acid aristolochic so với mẫu đối chứng.

3.4 Tác dụng đối với thai

Acid aristolochic I thể hiện tác dụng tránh thai khi nghiên cứu trên chuột cống trắng và chuột nhắt trắng. Thuốc uống có tác dụng ngăn chặn sự làm tổ, đối với thai ở giai đoạn sớm thì thai sẽ xuất hiện tình trạng tự tiêu đi. Nếu dùng thêm Progesterone cũng không ngăn chặn được tác dụng của acid aristolochic I.

Khi tiêm acid aristolochic I cho chó ở giai đoạn giữa cũng gây kết thúc thai nghén.

Mặc dù vậy, acid aristolochic không có tác dụng kiểu estrogen cũng như kháng estrogen.

3.5 Hạ huyết áp

Rễ cây Thanh mộc hương có tác dụng hạ huyết áp, thành phần thể hiện tác dụng này là magnoflorin.

3.6 Độc tính

Độc tính cấp và bán trường diễn: Liều chết trung bình của acid aristolochic ở chuột nhắt trắng LD50 khi tiêm phúc mạc là 14,3 mg/kg, khi cho uống là 48 mg/kg.

3.7 Sinh ung thư

Khi cho chuột cống trắng đực sử dụng acid aristolochic I theo đường uống, liều hàng ngày là 0,1, 1,0 và 10mg/kg sẽ sinh u với tỷ lệ tùy thuộc vào liều lượng và thời gian dùng thuốc.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

Thanh mộc hương là loài cây quý hiếm
Thanh mộc hương là loài cây quý hiếm

4.1 Tính vị, tác dụng

Rễ cây Thanh mộc hương có vị đắng, cay, màu nâu, tính lạnh, có mùi thơm hắc, quy vào kinh bàng quang, rễ có độc, có tác dụng giải độc, hành khí, tiêu viêm, tiêu thực, thanh nhiệt, tiêu thũng, giảm đau, tán huyết.

4.2 Công dụng

Thanh mộc hương được dùng trong trường hợp đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, nôn mửa, thủy thũng, tê thấp, tiểu tiện khó khăn.

Liều dùng là 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc đem tán thành bột hoặc làm viên để uống.

Ở những bệnh nhân cao huyết áp, liều dùng Thanh mộc hương là 4 đến 10g.

5 Chữa đầy bụng, khó tiêu từ cây Thanh mộc hương

5.1 Bài thuốc số 1

40g Thanh mộc hương.

40g Củ ấu.

20g Ô Dược.

20g Trần Bì hoặc 20g Chỉ Xác.

Các vị đem tán thành bột, trộn đều, mỗi lần uống 2-8g cùng với nước ấm.

5.2 Bài thuốc số 2

10g Thanh mộc hương.

6g Ích Trí Nhân.

6g Tiểu hồi.

6g Trần bì.

6g Gừng khô.

6g Ô mai.

Các vị đem sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày.

5.3 Bài thuốc số 3

40g Thanh mộc hương.

40g vỏ vối rừng.

20g Hoặc hương.

10g Trần bì.

10g Thảo quả.

10g Hạt cau rừng.

Các vị đem tán thành bột mịn, trộn đều sau đó làm thành viên, các viên có kích thước bằng hạt đậu xanh.

Người lớn mỗi lần uống 20-30 viên, ngày uống 2 lần cùng với nước ấm.

Trẻ em tính liều theo độ tuổi.

Cần lưu ý rằng, Thanh mộc hương là dược liệu có độc, dùng quá liều sẽ gây tình trạng nôn tháo.

6 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Thanh mộc hương, trang 828-830. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Thanh mộc hương, trang 836. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Thanh Mộc Hương (Aristolochia tuberosa)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595