Thạch Tể Ninh (Mosla scabra (Thunb.) C. Y. Wu et H. W. Li)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Lamiaceae (Hoa môi)

Chi(genus)

Mosla

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Mosla scabra (Thunb.) C. Y. Wu et H. W. Li

Thạch Tể Ninh (Mosla scabra (Thunb.) C. Y. Wu et H. W. Li)

Thạch tể ninh thuộc dạng cây thảo, cây mọc đứng, thường sống hàng năm, chiều cao mỗi cây khoảng từ 20 đến 60cm, phân nhánh nhiều, thân cây vuông, có lông tơ ngắn ở phần non. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Mosla scabra (Thunb.) C. Y. Wu et H. W. Li

Tên gọi khác: Lá men nháp.

Họ thực vật: Lamiaceae (Hoa môi).

1.1 Đặc điểm thực vật

Toàn cây Thạch tử ninh
Toàn cây Thạch tể ninh

Thạch tể ninh thuộc dạng cây thảo, cây mọc đứng, thường sống hàng năm, chiều cao mỗi cây khoảng từ 20 đến 60cm, phân nhánh nhiều, thân cây vuông, có lông tơ ngắn ở phần non.

Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình trứng đến hình ngọn giáo, chiều dài mỗi lá khoảng từ 1 đến 3,5cm, rộng từ 0,7 đến 1,7cm, đầu lá nhọn, gốc lá tròn hay hình nêm, mép lá xẻ răng cưa, 2 mặt có phủ một lớp lông thưa, có 3-4 đôi gân bên, chiều dài cuống lá khoảng từ 5 đến 10mm.

Hoa mọc thành chùm ở ngọn, chiều dài khoảng 5-15cm, mỗi đốt có 2 hoa. Lá bắc có dạng hình ngọn giáo, ngắn hơn đài. Đài hình chuông có 2 môi, môi trên có 3 thùy, môi dưới 2 thùy dài hơn môi trên, tràng hoa có màu tím nhạt, dài 5-6mm.

Quả thuộc dạng hình cầu, đường kính khoảng 1mm, có màu đen, gân mạng rõ.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Vào tháng 7 đến tháng 8.

Chế biến: Phơi khô trong bóng râm.

1.3 Đặc điểm phân bố

Thạch tể ninh được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường phân bố ở một số khu vực như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Thạch tể ninh có bản chất là loài ưa sáng và ưa ẩm, thời điểm ra hoa là từ tháng 6 đến tháng 9, có quả từ tháng 9 đến tháng 10.

Lá của cây Thạch tử ninh
Lá của cây Thạch tể ninh

2 Thành phần hóa học

Thạch tể ninh có chứa Saponin, alcaloid, tanin (chiếm 5%), ngoài ra, cây còn chứa dầu dễ bốc hơi (chiếm 0,57 đến 3,5%), dầu có bản chất dễ bay hơi, có chứa các thành phần chủ yếu là l-thujone 75%, d-limonene 8%, sabinene 11%, alpha-caryophyllene và phellandrene.

Các thành phần chính của tinh dầu từ cây Thạch tể ninh là (R) thujone (26,11%), (M) thujone (13,66%), caryophyllene (8,89%), Eucalyptol (7,99%), (R)-α-caryophyllene (6,45%), apiol (5,43%) và β-cubebene (4,51%). Các thí nghiệm kháng khuẩn đã được tiến hành trên 7 chủng được thử nghiệm trong ống nghiệm, cho thấy rằng loại dầu này có hoạt tính kháng khuẩn nhất định.

3 Tác dụng của cây Thạch tể ninh

Virus cúm là một trong những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất có thể gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tể vong cao ở người. Tuy nhiên, tình trạng kháng thuốc và các biến chứng nghiêm trọng đã làm phức tạp thêm quá trình điều trị lâm sàng. Thạch tể ninh là một loại cây thuốc tự nhiên được sử dụng để điều trị nhiều bệnh về phổi và Đường tiêu hóa, bao gồm nhiễm virus, ho, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính và tiêu chảy.

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu cơ chế bảo vệ của tổng Flavonoid từ M. scabra (MSTF) chống lại tổn thương phổi cấp tính và viêm do virus cúm A.

Kết quả cho thấy luteoloside, apigenin, kaempherol, luteolin, mosloflavone I và mosloflavone II là những hợp chất hoạt tính sinh học chính được tìm thấy trong tổng các loại flavonoid của Thạch tể ninh. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, các flavonoid của Thạch tể ninh giúp cải thiện tình trạng viêm phổi cấp do virus cúm A gây ra thông qua việc ức chế các con đường MAPK, PI3K-AKT và stress oxy hóa.

Các bộ phận của cây Thạch tử ninh
Các bộ phận của cây Thạch tể ninh

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Thạch tể ninh có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng khư phong thấp, thanh thử nhiệt, giải độc, tiêu thũng.

4.2 Công dụng

Nhân dân Trung Quốc thường dùng Thạch tể ninh để trị bệnh cấp tính do nắng nóng, lỵ ra máu, chảy máu mũi, ho do cảm mạo, viêm khí quản mạn tính, mày đay, mụn nhọt sưng lở, rôm sảy.

Nhân dân thuộc tỉnh Quảng Tây thì dùng toàn cây để trị cảm mạo, đòn ngã tổn thương, đau đầu.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Thạch tể ninh, trang 806. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Wei Cai và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2022). Anti-Inflammatory Mechanisms of Total Flavonoids from Mosla scabra against Influenza A Virus-Induced Pneumonia by Integrating Network Pharmacology and Experimental Verification, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2025.
  3. Tác giả Chen-Huan Yu và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2016). Mosla scabra flavonoids ameliorate the influenza A virus-induced lung injury and water transport abnormality via the inhibition of PRR and AQP signaling pathways in mice, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Thạch Tể Ninh (Mosla scabra (Thunb.) C. Y. Wu et H. W. Li)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789