Thạch Kiếm (Ổ Sao Dây - Microsorum fortunei)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Polypodiopsida (ngành Dương xỉ)

Bộ(ordo)

Polypodiales (Dương xỉ)

Họ(familia)

Polypodiaceae (Ráng)

Chi(genus)

Microsorum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Microsorum fortunei (Moore) Ching

Thạch Kiếm (Ổ Sao Dây - Microsorum fortunei)

Thạch kiếm thuộc dạng cây cao khoảng 25 đến 70cm. Thân rễ leo, có vảy rất thưa, hay gần nhẵn, các vảy có dạng hình ngọn giáo, gốc lá tròn. Lá có cuống ngắn, màu vàng rơm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Microsorum fortunei (Moore) Ching

Tên gọi khác: Ổ sao dây, Ổ nang nhỏ Fortune.

Họ thực vật: Polypodiaceae (Ráng).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Thạch kiếm thuộc dạng cây cao khoảng 25 đến 70cm. Thân rễ leo, có vảy rất thưa, hay gần nhẵn, các vảy có dạng hình ngọn giáo, gốc lá tròn. Lá có cuống ngắn, màu vàng rơm, không có cánh, phiến lá có dạng hình dải đến hình ngọn giáo, chiều dài mỗi lá khoảng từ 30 đến 45cm, rộng 2 đến 5cm, thắt dần về hai đầu, gân lá rõ, gân bên không rõ mấy.

Ổ túi bào tử tròn, rộng, nhiều khi mang vảy, xếp thành hai dãy gần sống lá. Bào tử hình trái Xoan, không màu, có u nhỏ.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Thạch kiếm được tìm thấy ở Nhật Bản, Đài Loan, Nam Trung Quốc, Butan, Việt Nam, Myanmar.

Tại nước ta, cây phân bố ở Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn.

Thạch kiếm có bản chất là loài ưa ẩm và bóng, thường sống bám trên các loại cây gỗ hay đá, nhất là đá vôi, trong rừng rậm thường xanh hay ở ven suối.

2 Tác dụng của cây Thạch kiếm

Hình ảnh cây Thạch kiếm
Hình ảnh cây Thạch kiếm

Cây Thạch kiếm là một chi của Microsorium, thuộc họ Polypodiaceae, và toàn bộ cỏ và thân rễ của nó có thể được sử dụng làm thuốc. Ngoài việc là một loại thuốc của người Tujia, loại thuốc thực vật này được sử dụng để điều trị đau dạ dày lạnh, hen phế quản, đau thấp khớp, bệnh lậu và kiết lỵ.

Dược liệu này cũng được sử dụng để giảm đau bề mặt cơ thể hoặc các cơ quan nội tạng và vết rắn cắn, nọc độc Bọ Cạp, bỏng.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, hoạt chất esculetin có thể ức chế các tế bào khối u, tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể và ức chế sự biểu hiện của các cytokine gây viêm. Ngoài ra, hoạt chất này có thể cải thiện tổn thương gan, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh esculetin có tác dụng cải thiện tổn thương gan. Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định hoạt chất esculetin từ cây Thạch kiếm để nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan trên mô hình vịt. Ở vịt con bị nhiễm vi-rút viêm gan B vịt (DHBV), nồng độ DNA DHBV, kháng nguyên bề mặt viêm gan B vịt (DHBsAg), kháng nguyên e viêm gan B vịt (DHBeAg), alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST) giảm đáng kể sau khi điều trị bằng esculetin. Kết quả cho thấy rằng, esculetin ức chế hiệu quả sự sao chép của HBV cả trong ống nghiệm và trong cơ thể sống, tạo cơ hội để phát triển esculetin thành thuốc kháng vi-rút. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng này của cây Thạch kiếm.

3 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.1 Tính vị, tác dụng

Thạch kiếm có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, chỉ huyết.

Nhân dân thuộc tỉnh Thiểm Tây, Thạch kiếm được xem như có vị nhạt, tính hàn, có tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt, khư phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống. Còn ở Vân Nam của Trung Quốc, toàn cây được xem như có vị đắng, tính mát, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, thông lâm, giải độc.

Hình ảnh cây Thạch kiếm
Hình ảnh cây Thạch kiếm

3.2 Công dụng

Nhân dân ở Hương Cảng thuộc tỉnh Trung Quốc thường dùng Thạch kiếm trong trường hợp bao gồm:

  • Bệnh đường tiết niệu, vàng da.
  • Viêm khí quản, áp xe phổi.
  • Kiết lỵ, trĩ xuất huyết.
  • Ho ra máu, bệnh nhân nôn ra máu, chảy máu cam.
  • Bạch đới, thấp khớp đau nhức xương.

Liều dùng từ 15 đến 30g dưới dạng thuốc sắc.

Những người ốm yếu khi dùng cần phải thận trọng.

Thạch kiếm có thể dùng ngoài để trị đòn ngã sưng tấy, gãy xương, lao hạch bạch huyết, rắn cắn, gãy xương, mụn nhọt, viêm mủ da. Có thể dùng cây tươi giã và đắp vào chỗ đai.

Nhân dân thuộc tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc sử dụng Thạch kiếm trong trường hợp viêm tuyến hạch, phong thấp tê đau, tiểu tiện bất lợi, ngoài da lở ngứa, đau đầu, gãy xương sườn.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc thường dùng cây trong trường hợp bạch đới, nhiệt lâm, thổ huyết, nhiệt lỵ, nục huyết, phế thũng, phong thấp đau xương, lao hạch, cảm nhiễm niệu đạo, sang thũng.

Đặc điểm thực vật của cây Thạch kiếm
Đặc điểm thực vật của cây Thạch kiếm

4 Cây Thạch kiếm trị bệnh gì?

4.1 Trị viêm nhiễm đường tiết niệu

30g Thạch kiếm.

30g Bòng Bong.

30g Mã Đề.

Các vị đem sắc nước uống.

Hình ảnh các túi bào tử
Hình ảnh các túi bào tử

4.2 Trị vàng da

90g Thạch kiếm đem sắc nước uống, có thể thêm ít đường đỏ.

Trị áp xe phổi

90g Thạch kiếm.

60g Diếp Cá.

Các vị đem sắc nước uống, có thể thêm đường kính vừa đủ.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Ổ sao dây, trang 398. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Si-Xin Huang và cộng sự (Ngày đăng 25 tháng 9 năm 2019). Anti-Hepatitis B Virus Activity of Esculetin from Microsorium fortunei In Vitro and In Vivo, PubMed. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Thạch Kiếm (Ổ Sao Dây - Microsorum fortunei)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789