Tam Tầng (Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Magnoliidae (Thực vật một lá mầm) |
Bộ(ordo) | Laurales (Long não) |
Họ(familia) | Lauraceae (Long não) |
Chi(genus) | Actinodaphne |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Actinodaphne cochinchinensis Meissn. |

Tam tầng thuộc dạng cây bụi nhỏ, chiều cao mỗi cây chỉ khoảng 3 đến 4 mét. Thân cành mập mạp, phủ một lớp lông màu nâu. Lá cây mọc so le, có khi mọc tụ họp thành vòng giả gồm 3-5 cái. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr.
Tên đồng nghĩa: Actinodaphne cochinchinensis Meissn.
Tên gọi khác: Bợp lông, Lá bánh dày, Bợp Nam Bộ, Rễ gõ.
Họ thực vật: Lauraceae (Long Não).
1.1 Đặc điểm thực vật
Tam tầng thuộc dạng cây bụi nhỏ, chiều cao mỗi cây chỉ khoảng 3 đến 4 mét. Thân cành mập mạp, phủ một lớp lông màu nâu.
Lá cây mọc so le, có khi mọc tụ họp thành vòng giả gồm 3-5 cái, chiều dài mỗi phiến lá khoảng từ 16 đến 20cm, chiều rộng từ 6,5 đến 11,5cm, gốc lá thuôn hẹp dần, đầu lá nhọn, những lá non có màu lông đỏ nâu ở cả hai mặt, những lá già thì chỉ còn lông màu nâu ở mặt dưới, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có gân nổi rõ.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, hoa đơn tính, hoa đực có chiều dài khoảng 10cm, gồm 3-4 hoa ở mỗi tán, nhị 9, cụm hoa cái ngắn hơn, mỗi tán gồm 5-6 hoa, bao hoa giống hoa đực có 6 phiến tạo thành 2 vòng.
Bầu có lông.
Quả mọng, có dạng gần như hình cầu, cuống quả dẹt, quả màu đen, bề mặt nhẵn.
Mùa hoa thường rơi vào tháng 7 hàng năm.
Dưới đây là hình ảnh cây Tam tầng:

1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Vỏ, lá, thân.
1.3 Đặc điểm phân bố
Chi Actinodaphne Nees thường chủ yếu là các loài cây gỗ, cây bụi được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại nước ta, chi này có 8 loài.
Tam tầng phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi của nước ta, độ cao phân bố dưới 600 mét như Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Tây, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa,... đến các tỉnh Tây Nguyên.
Tam tầng có bản chất là loài ưa sáng, thường mọc ở những khu rừng thứ sinh, ven các khu rừng nguyên sinh, đôi khi còn tìm thấy cây ở các bờ nương rẫy, chân đồi thuộc vùng trung du.
Tam tầng là loài ra hoa quả hàng năm, mùa hoa quả của những cây mọc ở phía bắc lại khác với mùa hoa quả của những cây mọc ở phía Nam (thường chênh nhau khoảng 1 tháng).
Tam tầng có khả năng tái sinh sau khi bị chặt.
2 Thành phần hóa học
Tam tầng chứa các thành phần hóa học như:
- Các hợp chất Alcaloid laurotetamin gồm Actino daphnin, N-methyl laurotetamin.
- Các hợp chất lactonic như lancifolid.

3 Tác dụng của cây Tam tầng
3.1 Tính vị, tác dụng
Tam tầng có vị cay, tính bình, cây có tác dụng tiêu thũng, khu phong, giải độc, phá tính, trừ ho.
3.2 Công dụng
Lá cây Tam tầng được dùng để chữa đau dạ dày, sởi, kiết lỵ. Vỏ cây dùng để chữa thấp khớp.
Liều dùng là 15 đến 30 đem sắc nước uống.
Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thường dùng lá của cây Tam tầng đem giã nát, đắp trong trường hợp đòn ngã tổn thương, lở ngứa, áp xe.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Tam tầng, trang 774-775. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.