Tai Tượng Đỏ (Acalypha wilkesiana Muell. - Arg.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Chi(genus)

Acalypha 

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Acalypha wilkesiana Muell. - Arg.

Tai Tượng Đỏ (Acalypha wilkesiana Muell. - Arg.)

Tai tượng đỏ thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng vài mét. Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình trái Xoan hoặc hình trứng, gốc lá có dạng hình tim, đầu lá thuôn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Acalypha wilkesiana Muell. - Arg.

Tên gọi khác: Tai tượng nâu, Tai tượng trổ.

Họ thực vật: Euphorbiaceae (Thầu Dầu).

1.1 Đặc điểm thực vật

Tai tượng đỏ thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng vài mét.

Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình trái xoan hoặc hình trứng, gốc lá có dạng hình tim, đầu lá thuôn ngon, phiến lá có màu lục hoặc màu đỏ loang lổ, mép lá có khía răng.

Cụm hoa mọc thành bông ở kẽ lá, ngắn hơn lá, hoa thuộc dạng hoa đơn tính, hoa đực có 4 lá đài, 8-16 nhị, hoa cái có 3 lá đài bao bọc quanh một bầu gồm 3 ô.

Quả thuộc dạng quả nang.

Tai tượng đỏ là loài khá đa dạng vì màu sắc của lá và hoa tương đối nổi bật.

Mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 6.

Dưới đây là hình ảnh cây Tai tượng đỏ:

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, hoa và rễ.

Thời điểm thu hái: Lá và rễ được thu hái quanh năm.

Chế biến: Lá và rễ thường dùng tươi hoặc đem phơi khô.

Xem thêm: Cây Tai Tượng Ấn (Tai Tượng Xanh - Acalypha indica L.) có tác dụng gì?

1.3 Đặc điểm phân bố

Acalypha L. trên thế giới là một chi lớn, chi này gồm 430 loài thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới, tại Philippin chi này có 16 loài, ở Việt Nam và Thái Lan mỗi quốc gia có 10 loài. Tại nước ta, trong số 10 loài tồn tại thì có 2-3 loài thuộc dạng cây trồng nhập làm cảnh, số còn lại là những cây mọc trong tự nhiên.

Tai tượng đỏ có nguồn gốc ở quần đảo Fiji hoặc Polysesia sau đó được các nước Đông Nam Á và các nước thuộc vùng nhiệt đới khác trồng làm cảnh.

Tai tượng đỏ không biết được trồng ở nước ta từ bao giờ, cây thường được trồng trong những khu vườn gia đình, khu công sở hoặc công viên.

Tai tượng đỏ có bản chất là loài ưa sáng, sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau. Những cây được trồng ở điều kiện có nhiều ánh sáng thì sắc tố lá có màu đỏ thẫm và ngược lại, những cây trồng ở khu vực ít được chiếu sáng thì màu sắc của cây cũng sẽ nhạt hơn.

Mùa mưa ẩm là thời điểm Tai tượng đỏ sinh trưởng và phát triển mạnh, cây ra hoa nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp. Những cây trồng ở phía Bắc có hiện tượng rụng lá, ngừng sinh trưởng do thời tiết lạnh vào mùa đông.

Tai tượng đỏ là loài có khả năng tái sinh từ chồi khỏe ngay cả khi đã bị chặt.

Cây Tai tượng đỏ
Cây Tai tượng đỏ

2 Thành phần hóa học

Rễ cành và lá của cây Tai tượng đỏ có chứa các thành phần bao gồm triterpen, sterol, alcaloid, carbohydrate, hợp chất bazơ có nitơ, glycosid, flavonoid, Saponin.

Một số tác giả đã phát hiện trong lá của cây Tai tượng đỏ có chứa tanin ngưng tụ và tanin thủy phân với hàm lượng được đánh giá cao. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện một hợp chất Flavonoid được phân lập và xác định có tên gọi là liquiritigenin.

Dịch chiết từ cây Tai tượng đỏ thể hiện hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm.

3 Cây Tai tượng đỏ có tác dụng gì?

3.1 Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Lá cây Tai tượng đỏ
Lá cây Tai tượng đỏ

Dịch chiết lá của cây Tai tượng đỏ bằng phương pháp khuếch tán thuốc trong môi trường nuôi cấy đã thể hiện tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn:

  • Bacillus subtilis.
  • Bacillus cereus.
  • Klebsiella pneumoniae.
  • Escherichia coli.
  • Proteus vulgaris.
  • Staphylococcus aureus.
  • Serratia marcescens.

Đối với thí nghiệm nghiên cứu bằng phương pháp khuếch tán thuốc đã pha loãng hệ nồng độ thì dịch chiết nước và dịch chiết cồn từ lá của cây tai tượng đỏ thể hiện tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm đối với các chủng vi khuẩn sau đây:

  • Candida albicans.
  • Staphylococcus aureus.
  • Trichophyton rubrum.
  • Aspergillus flavus.
  • Tricophyton mentagrophytes.

Tuy nhiên, dạng chiết nước không thể hiện tác dụng ức chế đối với Proteus mirabilis và Klebsiella pneumoniae nhưng dạng chiết cồn lại có tác dụng rõ rệt.

Nhìn chung, dạng chiết nước từ lá cây Tai tượng đỏ thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm còn dạng chiết cồn từ lá cây Tai tượng đỏ lại thể hiện tác dụng diệt khuẩn.

Chiết xuất Ethanol và công thức kem thảo dược của lá khô của cây Tai tượng đỏ đã được nghiên cứu về hoạt tính kháng nấm trong ống nghiệm bằng kỹ thuật khuếch tán đĩa và pha loãng trong môi trường nuôi cấy. Các sinh vật được thử nghiệm là các chủng loại của Malassezia furfur, Candida albicans và Trichophyton rubrum và các chủng lâm sàng của Microsporum canis Epidermophyton floccosum. Kết quả cho thấy chiết xuất Tai tượng đỏ thể hiện tác dụng chống nấm tốt trên hầu hết các chủng được nghiên cứu ngoại trừ Microsporum canis. Nghiên cứu này cho thấy chiết xuất lá cây Tai tượng đỏ có tiềm năng phát triển thành một loại kem có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nấm da nông.

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích mô tả các chất chuyển hóa thứ cấp chịu trách nhiệm cho các hoạt động kháng khuẩn và chống oxy hóa của cây Tai tượng đỏ. Việc tinh chế chiết xuất lá methanol đã khử chất béo được hướng dẫn bởi xét nghiệm dọn gốc tự do DPPH cũng như bằng cách đánh giá hoạt động kháng khuẩn đối với bốn chủng vi khuẩn. Kết quả là, geraniin, corilagin, axit quadrangularic M và axit shikimic đã được tinh chế và phân lập. Axit shikimic, được báo cáo lần đầu tiên từ cây này, đã chứng minh là chất chuyển hóa chính của chiết xuất. Cả bốn hợp chất được phân lập đều cho thấy hoạt động diệt khuẩn đối với Klebsiella pneumoniae sản xuất beta-lactamase phổ rộng (700603), trong khi corilagin là hợp chất duy nhất thể hiện hoạt động chống oxy hóa (IC50 53 μg/mL).

Hình ảnh cây Tai tượng đỏ
Hình ảnh cây Tai tượng đỏ

3.2 Chống ung thư

Phần chiết bằng nước của lá cây Tai tượng đỏ khi dùng với liều 0,25 đến 0,30g/kg bằng đường tiêm phúc mạc, phần chiết bằng cồn của lá cây Tai tượng đỏ với liều 2g/kg theo đường tiêm phúc mạc và dịch chiết bằng cồn chưa loại bỏ diệp lục tố khi dùng với liều 1g/kg đều thể hiện tác dụng ức chế tế bào ung thư cổ tử cung U14 rõ rệt sau khi nghiên cứu trên chuột nhắt trắng thí nghiệm.

4 Lá cây Tai tượng đỏ trị bệnh gì?

Tại nước ta, chưa thấy tài liệu ghi chép về việc sử dụng Tai tượng đỏ để làm thuốc. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Tai tượng đỏ thường dùng với liều 7-10 lá phối hợp cùng với đường kính với lượng vừa đủ, sau đó đem đi sắc lấy nước uống hoặc hầm cùng với thịt lợn ăn dùng trong trường hợp người bệnh bị ban đỏ do tiểu cầu giảm.

Tại Nigeria có một phòng thí nghiệm lâm sàng sử dụng kem và thuốc mỡ được chế từ cây Tai tượng đỏ để chữa cho bệnh nhân bị eczema thấy có kết quả tốt, không xuất hiện phản ứng phụ kích thích tại chỗ và cũng không có bệnh nhân nào xuất hiện tình trạng dị ứng thuốc.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Tai tượng đỏ, trang 771-772. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Katibi Oludolapo Sherifat và cộng sự (Ngày đăng 21 tháng 12 năm 2021). ANTI-FUNGAL ACTIVITY OF ACALYPHA WILKESIANA: A PRELIMINARY STUDY OF FUNGAL ISOLATES OF CLINICAL SIGNIFICANCE, PubMed. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2025.
  3. Tác giả Chinedu P Anokwuru và cộng sự (Ngày đăng năm 2015). Antibacterial and antioxidant constituents of Acalypha wilkesiana, PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Tai Tượng Đỏ (Acalypha wilkesiana Muell. - Arg.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595