Sung Ngọt (Vả Tây - Ficus carica L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Rosales (Hoa hồng)

Họ(familia)

Moraceae (Dâu tằm)

Chi(genus)

Ficus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Ficus carica L.

Sung Ngọt (Vả Tây - Ficus carica L.)

Sung ngọt thuộc dạng cây gỗ nhỏ, thường có dạng bụi, chiều cao trung bình mỗi cây khoảng 3-4 mét, song các thân cây có thể có chu vi lên đến 1 mét. Phiến lá dai, nạc, có lông. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Ficus carica L.

Tên gọi khác: Sung trái, Vả tây.

Họ thực vật: Moraceae (Dâu tằm).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Sung ngọt thuộc dạng cây gỗ nhỏ, thường có dạng bụi, chiều cao trung bình mỗi cây khoảng 3-4 mét, song các thân cây có thể có chu vi lên đến 1 mét.

Phiến lá dai, nạc, có lông, dài và rộng khoảng từ 10 đến 20cm, phiến lá có dạng hình chân vịt hay dạng tim nhiều hay ít, rất đa dạng, thường chia thành 5-7 thùy lõm sâu, phiến lá có màu xanh sẫm ở mặt trên, mặt dưới có màu xanh nhạt và thô ráp.

Quả sung to, dạng như quả lê, có dạng hình gụ hay gần hình cầu, màu sắc biến đổi khi quả chín.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Quả và rễ thường gọi là Vô hoa quả. Quả nạc khi chín ngọt, đem khi phơi khô thì có vị ngọt như Chà là.

Xem thêm: Cây Sung (Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga King): Dược liệu có tác dụng tiêu thũng, tiêu viêm

1.3 Đặc điểm phân bố

Quả của cây Sung ngọt
Quả của cây Sung ngọt

Ficus (Moraceae) bao gồm một trong những chi lớn nhất của thực vật hạt kín với hơn 800 loài cây thân gỗ, cây bụi, bán phụ sinh, cây leo và cây bò ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới.

Sung ngọt được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Châu Âu, Châu Phi, gốc ở vùng Cận Đông. Tại nước ta, cây được trồng ở Phú Yên và Khánh Hòa.

Sung ngọt được trồng ở khu vực có nắng khô, cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 5, quả chín vào tháng 9 đến tháng 10.

2 Thành phần hóa học

Quả của cây Sung ngọt có chứa proteose, tyrosine, Amino acid, carotin, acid fumaric, quinic, chikimic, lipase, protease. Quả khô của cây Sung ngọt được coi là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, carbohydrate, đường, axit hữu cơ và hợp chất phenolic quan trọng đối với cơ thể. Sung tươi và sung khô cũng chứa hàm lượng chất xơ và polyphenol cao.

Lá cây có chứa 0,06% chất đắng ficusin và bergapten. Coumarin đã được phân lập từ chiết xuất methanol của lá cây Sung ngọt.

Nhựa cây có chứa enzym proteolytic.

Các nhà khoa học đã tách chiết được bergapten, psoralen, taraxasterol, beta-sitosterol.

Các nghiên cứu về thực vật hóa học trên cây Sung ngọt đã phát hiện ra sự hiện diện của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như hợp chất phenolic, phytosterol, axit hữu cơ, thành phần anthocyanin, triterpenoid, coumarin và các hợp chất dễ bay hơi như hydrocarbon, rượu aliphatic.

3 Tác dụng của cây Sung ngọt

Toàn cây Sung ngọt
Toàn cây Sung ngọt

3.1 Chống oxy hóa

Sung ngọt chứa nhiều hợp chất phenolic đóng nhiều vai trò sinh lý ở thực vật. Một số chất hoạt động như chất chống oxy hóa. Quả chứa hàm lượng polyphenol, Flavonoid và anthocyanin cao nhất và thể hiện khả năng chống oxy hóa cao nhất.

3.2 Chống ung thư

Một hỗn hợp 6- O -acyl- β -d-glucosyl- β -sitosterol đã được phân lập như một tác nhân gây độc tế bào hiệu quả từ nhựa cây Sung ngọt cho thấy tác dụng ức chế trong ống nghiệm đối với sự phát triển của nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau.

3.3 Bảo vệ gan

Chiết xuất ete dầu mỏ từ lá của cây Sung ngọt đã được đánh giá về hoạt động bảo vệ gan trên chuột được điều trị bằng 50 mg/kg Rifampicin qua đường uống và sự đảo ngược đáng kể các thay đổi về sinh hóa, mô học và chức năng do rifampicin gây ra trên chuột cho thấy hoạt động bảo vệ gan đầy tiềm năng.

3.4 Điều hòa đường huyết

Quả cây Sung ngọt khi xanh và chín
Quả cây Sung ngọt khi xanh và chín

Chiết xuất lá gây ra tác dụng hạ đường huyết đáng kể khi dùng đường uống hoặc đường phúc mạc ở chuột bị tiểu đường do streptozotocin. Kết quả cho thấy chiết xuất nước của cây Sung ngọt có hoạt tính hạ đường huyết rõ ràng.

3.5 Kháng khuẩn và kháng nấm

Chiết xuất methanol của cây Sung ngọt (MIC, 0,156 đến 5 mg/mL; MBC, 0,313 đến 5 mg/mL) cho thấy hoạt tính kháng khuẩn mạnh đối với vi khuẩn đường miệng.

Chiết xuất hexan, cloroform, etyl axetat và metanol của mủ cây Sung ngọt đã được nghiên cứu về tính chất kháng khuẩn của chúng trong ống nghiệm đối với năm loài vi khuẩn và bảy chủng nấm bằng phương pháp khuếch tán đĩa. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chiết xuất methanol cho thấy khả năng ức chế hoàn toàn đối với Candida albicans (100%) ở nồng độ 500μg/mL và tác động đối với Cryptococcus neoforman; chiết xuất methanol (75%) ức chế mạnh Microsporum canis và chiết xuất etyl axetat ở nồng độ 750μg/mL.

3.6 Tác dụng hạ sốt

Chiết xuất Ethanol của cây Sung ngọt, ở liều lượng 100, 200 và 300 mg/kg, cho thấy tác dụng hạ sốt phụ thuộc vào liều lượng. Tác dụng kéo dài đến năm giờ sau khi dùng thuốc khi so sánh với thuốc hạ sốt tiêu chuẩn là Paracetamol (150mg/kg).

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

Hình ảnh lá của cây Sung ngọt
Hình ảnh lá của cây Sung ngọt

4.1 Tính vị, tác dụng

Quả tự, rễ có vị ngọt, tính bình có tác dụng chống ho, kiện vị, thanh nhiệt, trừ lỵ, cầm máu, nhuận phế, tiêu thũng.

Nhân dân Ấn Độ xem quả có tính nhầy dịu, làm mềm, giải khát và bổ dưỡng. Dịch của phần thịt quả khi còn xanh có vị cay.

4.2 Công dụng

Nhân dân Trung Quốc dùng quả tự và rễ cây trong trường hợp bị trĩ, chữa tiết tả, mụn nhọt, viêm nhánh khí quản, háo suyễn, phổi nóng gây ho. Rễ còn được dùng khi bị nuốt đau, thoát giang, trẻ em ỉa chảy, ung sang thũng độc, viêm khớp, viêm hạch lympho.

Quả tự hay quả sung dùng để trị vô danh thũng độc, quả tự chín dùng trong trường hợp bầu huyết.

Nhân dân Ấn Độ dùng quả để làm thức ăn có tác dụng bổ dưỡng, dịch quả khi còn xanh được dùng để loại bỏ các mụn hạt cơm thường.

Quả, rễ và lá của cây Sung ngọt được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau như bệnh Đường tiêu hóa (đau bụng, khó tiêu, chán ăn và tiêu chảy), bệnh hô hấp (đau họng, ho và viêm phế quản), các rối loạn tim mạch và như một loại thuốc chống viêm và chống co thắt.

Nước ép quả của cây Sung ngọt trộn với Mật Ong được dùng để chữa xuất huyết.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Sung ngọt, trang 741-742. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2025.

Tác giả Shukranul Mawa và cộng sự (Ngày đăng tháng 9 năm 2013). Ficus carica L. (Moraceae): Phytochemistry, Traditional Uses and Biological Activities, PubMed. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Sung Ngọt (Vả Tây - Ficus carica L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595