Sim (Hồng Sim - Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk)

0 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Myrtales (Sim)

Họ(familia)

Myrtaceae (Sim)

Chi(genus)

Rhodomyrtus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk

Danh pháp đồng nghĩa

Rhodomyrtus parviflora Alston

Sim (Hồng Sim - Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk)

Sim thuộc dạng cây bụi, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 2 mét, vỏ cây có màu nâu, bề mặt nứt nẻ. Những cành cây khi còn non có kích thước nhỏ, phủ nhiều lông mềm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk

Tên đồng nghĩa: Rhodomyrtus parviflora Alston

Tên gọi khác: Đào kim phượng, Hồng sim, Dương lê, Trơ quân lương.

Họ thực vật: Myrtaceae (Sim).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Sim thuộc dạng cây bụi, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 2 mét, vỏ cây có màu nâu, bề mặt nứt nẻ.

Những cành cây khi còn non có kích thước nhỏ, phủ nhiều lông mềm, về sau cành có dạng hình trụ nhẵn.

1.2 Lá cây Sim có đặc điểm gì?

Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình trái Xoan, chiều dài mỗi lá khoảng từ 4 đến 7cm, chiều rộng từ 2 đến 4cm, gốc lá thuôn, đầu lá tròn, mặt trên của lá có nhiều lông mềm, về sau nhẵn, mặt dưới có phủ nhiều lông hơn mặt trên. Mép lá nguyên, hơi gập xuống, mỗi lá có 3 gân chính, các gân chạy song song với mép lá. Cuống lá có phủ một lớp lông mềm.

Hoa mọc riêng lẻ hoặc mọc 3 cái một ở các kẽ lá, hoa có màu tím hồng, chiều dài mỗi cuống hoa khoảng từ 1,5 đến 2cm, cuống có lông, lá bắc mọc đối, tràng 5 cánh, lúc đầu lõm sau phẳng, nhị nhiều, chỉ nhị đều, bầu hạ, nhiều noãn.

Xem thêm : Cây Sim Rừng (Rhodamnia trinervia (Lour.) Blume) giá bao nhiêu? Cách trồng cây trong chậu

1.3 Quả sim nhìn như thế nào? Có màu gì?

Quả thuộc dạng quả mọng, nạc, thể chất mềm, mùi thơm, quả có màu tím đỏ sẫm, hạt xếp thành 2 dãy.

1.4 Cây sim nở hoa vào tháng mấy?

Hình ảnh lá của cây Sim
Hình ảnh lá của cây Sim

Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 6, mùa quả từ tháng 7 đến tháng 8.

Dưới đây là hình ảnh cây Sim:

1.5 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, rễ, quả.

Thời điểm thu hái: Lá thu hái vào mùa hè, quả chín thu hái vào mùa thu, rễ thu hái quanh năm.

Chế biến: Lá có thể dùng tươi hay phơi khô, quả phơi khô, rễ đem thái nhỏ phơi khô.

1.6 Đặc điểm phân bố

Hình ảnh cây Sim
Hình ảnh cây Sim

Rhodomyrtus (DC.) Reichb. trên thế giới chủ yếu là các loài cây bụi, chi này tương đối nhỏ, thường phân bố ở Châu Á, một số đảo ở Thái Bình Dương và Australia.

Sim thường mọc trong tự nhiên, đặc biệt phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Á bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam. Tại Ấn Độ, cây phân bố ở độ cao lên đến 1500 mét.

Tại nước ta, Sim là loài quen thuộc, được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành thuộc vùng trung du và vùng núi thấp, độ cao phân bố của cây đôi khi lên đến 1000 mét.

Sim có bản chất là loài đặc biệt ưa sáng, chịu hạn tốt, thường mọc rải rác hoặc mọc tập trung ở các đồng cỏ, Sim thường mọc lẫn cùng với cây Mua, Chổi xuể, Mua thấp,... nên thường có sự nhầm lẫn. Các cây mọc tập trung tạo thành quần thể cây bụi góp phần hạn chế quá trình rửa trôi ở những khu vực đất cằn cỗi.

Sim là loài ra hoa quả nhiều hàng năm, quả khi chín là thức ăn cho nhiều loài chim và các loài gặm nhấm khác nhau, hạt giống theo đó cũng được phát tán đi khắp nơi. Nếu hạt không được phát tán mà chỉ khu trú ở các khu rừng kín thường xanh thì cây chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn do thiếu ánh sáng.

Tại Ấn Độ, người ta gieo hạt Sim khi hạt còn tươi, sau khi cây nảy mầm được khoảng 20cm thì tiến hành đem đi trồng.

Quả của cây Sim có thể ăn được nhưng đây vẫn là loài mọc hoang dại, ít được chú trọng. Sim được đánh giá là loài có khả năng sống sót cao, thân và cành thường được dùng để làm củi đun.

2 Cây sim được trồng ở đâu?

Sim thường mọc hoang trên các vùng đồi thuộc khu vực trung du, cây sinh trưởng được ngay cả trên đất chua, khô cằn, một số cây được trồng để ăn quả hoặc làm cảnh vì lá xanh tốt quanh năm, có hoa đẹp, thân cành mềm giúp tạo nhiều dáng khác nhau.

Thời điểm gieo trồng chủ yếu là vào mùa xuân, cây tái sinh tự nhiên từ hạt, ngoài ra, có thể trồng bằng cây con ngoài tự nhiên. Cách trồng cũng rất đơn giản, nhưng nếu trồng để lấy quả thì cần phải bón phân, chăm sóc tốt thì quả mới sai, ngọt, thơm, đạt kích thước lớn.

Khoảng cách trồng giữa các cây là khoảng 1,5 đến 2 mét. Sim ít khi bị sâu bệnh phá hoại, sinh trưởng tốt nên không cần chăm sóc nhiều.

3 Có nên trồng cây Sim trước nhà?

Sim thuộc loài cây bụi, có kích thước khoảng 1 đến 2 mét, cây có cành lá xanh tốt quanh năm, dễ tạo dáng, hoa đẹp, có mùi thơm nên thường được trồng trước nhà để làm cảnh.

Theo phong thủy, việc trồng cây Sim trước nhà giúp thu hút tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Quá trình trồng cần chú ý chăm sóc cây để cây luôn tươi tốt, tránh tình trạng cây khô héo gây mất thẩm mỹ đồng thời cũng ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình.

4 Thành phần hóa học

Hoa sim
Hoa sim

Quả Sim có chứa các hợp chất phenol, các flavon-glucosid, các acid amin, acid hữu cơ, đường.

Thân và lá cây chứa các triterpen như betulin, taraxerol, acid betulinic và một số hợp chất khác.

5 Tác dụng của cây Sim

5.1 Tác dụng dược lý

Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Sim cho thấy loại thảo dược ăn được này thể hiện nhiều tiềm năng điều trị bao gồm các hoạt động kháng khuẩn, chống khối u, chống viêm và chống oxy hóa cả trong cơ thể sống và trong ống nghiệm.

5.2 Tính vị, tác dụng

Lá cây có vị chát, tính bình, cây có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt, chỉ lỵ, giải độc, tiêu phong, lợi thấp.

Quả Sim có vị ngọt, tính bình có tác dụng dưỡng huyết, chỉ lỵ, cố tinh, sinh cơ.

Rễ cây có vị ngọt, chát, chua, tính bình có tác dụng trừ thấp, khư phong, chỉ thống, chỉ huyết.

5.3 Công dụng

Hoa sim
Hoa sim

Búp và lá Sim non thường được dùng trong trường hợp đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy. Ngoài ra, lá non còn được dùng với mục đích cầm máu, chữa vết thương bị chảy máu. Liều dùng là 8-16g thái nhỏ sau đó sắc với 200ml nước cho đến khi còn 50ml thì chia làm 2 lần và uống trong ngày, có thể tán thành bột mịn để uống.

Búp sim nấu cùng với nước sôi, cô đặc dùng để rửa vết thương.

Lá sim được nhiều đơn vị nghiên cứu dùng để chữa bỏng và thể hiện tác dụng rất tốt. Dùng 1kg lá Sim băm nhỏ nấu với 20 lít nước chia làm nhiều lần, cô đặc để thu được 250g cao, bôi nhiều lần trong ngày nhưng thường chỉ điều trị khoảng 10 đến 12 ngày là đã có kết quả tốt. Năm 1965, bệnh viện Móng Cái đã sử dụng loại cao này để chữa bỏng, ngoài ra còn dùng để cầm máu khi cắt amidan. Ở những trường hợp bệnh nhân bỏng độ 1,2,3 với diện tích ước tính không quá 30% cơ thể thì đều cho kết quả tốt. So với dầu cà và syntomycin, cao lá Sim có ưu điểm là khi dùng tạo được một màng mỏng giúp bao bọc lấy vết thương, giúp vết thương nhanh se mặt, kích thích lên da non, giảm tiết dịch, ngăn nhiễm trùng, không gây xót đồng thời giúp bệnh nhân giảm đau nhanh.

Đối với trường hợp cắt amidan, khoa tai mũi họng đã sử dụng cao lá sim để cầm máu cho bệnh nhân, thời gian cầm máu nhanh, sau 10 phút đã cầm hẳn, bệnh nhân ít khạc nhổ.

Quả sim chín có thể ăn được, ngoài ra còn dùng để chế rượu, chữa thiếu máu trong thời kỳ mang thai, người bệnh mới ốm dậy, lòi dom, di tinh, ù tai, phụ nữ băng huyết. Một số tài liệu nước ngoài ghi chép rằng, quả Sim dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, liều dùng là 10 đến 15 đem sắc lấy nước uống hoặc ngâm với rượu để uống.

Rễ cây Sim dùng trong trường hợp tử cung xuất huyết cơ năng, lưng gối đau mỏi, đau xương, viêm thấp khớp. Nhân dân Trung Quốc dùng rễ Sim để chữa viêm gan, ngộ độc, thoát vị bẹn. Liều dùng là 15 đến 30g đem sắc lấy nước uống.

6 Cây Sim trị bệnh gì?

6.1 Chữa lỵ trực khuẩn

16g búp Sim.

16g búp Ổi.

10g Hoàng Liên.

10g lá Phèn đen.

12g Liên kiều.

10g Cát Căn.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

6.2 Chữa thiếu máu ở phụ nữ mang thai, cơ thể suy nhược

10-15g quả Sim phơi khô đem sắc lấy nước uống.

6.3 Chữa băng huyết

50-60g rễ Sim.

50-60g rễ Địa niệm.

15-30g Ngải diệp.

Các vị đem sao xém vàng, thêm 600ml nước, sắc đặc rồi chia làm 2 lần uống trong ngày.

7 Cây sim và cây mua khác nhau như thế nào?

So sánh cây Sim và cây Mua
So sánh cây Sim và cây Mua

Cây Sim và cây Mua đều có hoa màu tím nhưng thực chất đây là 2 loài khác nhau, dưới đây là một số điểm phân biệt:

 Cây SimCây Mua tím
Tên khoa học

Tên khoa học của cây Sim (Hồng Sim) là Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk

Tên đồng nghĩa: Rhodomyrtus parviflora Alston

Tên khoa học của cây Mua tím là Melastoma candidum D.Don

Tên đồng nghĩa: Melastoma septemnervium Lour.

Đặc điểm thực vật

Lá mọc đối, phiến lá có dạng hình trái xoan, đầu lá thuôn

Hoa mọc riêng lẻ, thường mọc ở kẽ lá, có màu tím hồng

Quả thuộc dạng quả mọng, có màu tím đỏ sẫm

Lá mọc đối, phiến lá có dạng hình trái xoan, đầu lá nhọn

Cụm hoa ngắn, mọc ở đầu thành xim phân đôi, hoa có màu hồng tím

Quả có dạng hình trứng, có lông, cơm quả màu đỏ

Tác dụng trong Y học cổ truyền 

Thường dùng để chữa lỵ trực khuẩn, chữa thiếu máu ở phụ nữ mang thai, chữa băng huyếtChữa vàng da

8 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Sim, trang 837-739. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Zefeng Zhao và cộng sự (Ngày đăng 30 tháng 3 năm 2020). Rhodomyrtus tomentosa (Aiton.): A review of phytochemistry, pharmacology and industrial applications research progress, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Sim (Hồng Sim - Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789